Lá tía tô có tác dụng gì? Chữa bệnh gì? Những công dụng lá tía tô

11-11-2020

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Lá tía tô được sử dụng rất phổ biến ở nước ta để chứa các bệnh như mụn nhọt, ho, cảm, cúm, thâm nám, sâu răng… Để hiểu rõ hơn về cây và lá tía tô, hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc các bạn nhé! 

I – Lá tía tô là gì?

Lá tía tô tiếng Anh là Perilla fructescens, thuộc họ hoa môi (Lamiaceae). Tía tô còn có nhiều tên gọi khác như cây tử tô, cây tô diệp hay cây tô ngạnh. Cây tía tô được sử dụng làm rau ăn và gia vị rất phổ biến ở nước ta.

Tía tô là cây thân thảo, có chiều cao khoảng từ 0,5 – 1m; lá cây có khía răng cưa; lá tía tô màu tím tía hoặc màu xanh lục; hoa có màu trắng hoặc màu tím; quả hình cầu.

Cây tía tô mọc hoang nhiều ở Việt Nam và các nước châu Á. Tất cả các bộ phận của cây tía tô, từ cành, lá, hạt cho tới quả đều có thể sử dụng để làm thuốc.

Lá tía tô là một loại gia vị phổ biến ở nước ta

II – Lá tía tô có tác dụng gì? Chữa bệnh gì?

Với các thành phần tinh dầu perilla aldehyde  và limonene cũng các vitamin và khoáng chất, lá tía tô có rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

Vậy lá tía tô tác dụng gì? Lá tía tô có công dụng như thế nào? Lá tía tô chữa được bệnh gì? Những thắc mắc này sẽ được Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc giải đáp ngay dưới đây:

1. Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? 

– Chống ngộ độc thức ăn: Uống nước tía tô có tác dụng gì? Chống ngộ độc thức ăn là tác dụng đầu tiên phải kể đến của nước lá tía tô.

Nếu không may bị ngộ độc thực phẩm, từ hải sản cho tới rau củ hay bất kỳ thức ăn nào, bạn hoàn toàn có thể uống nước lá tía tô để hỗ trợ loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.

Ngoài uống nước lá tía tô sống, bạn có thể ăn cháo lá tía tô hoặc nấu canh cũng có tác dụng giải độc rất tốt. 

– Chống oxy hóa: Lá tía tô uống có tác dụng gì? Thành phần tinh dầu Aldehyde có trong lá tía tô có tác dụng chống lại sự oxy hóa do các gốc tự do gây ra khi cơ thể đang bị thương.

Lá tía tô trị rôm sảy, mề đay, mẩn ngứa: Uống lá tía tô có tác dụng gì? Khi bị rôm sảy, mề đay, mẩn ngứa, bạn có thể uống nước lá tía tô và lấy phần bã đắp ngoài da sẽ giúp giảm tình trạng ngứa ngáy đáng kể. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi uống lá tía tô chữa bệnh gì và nước lá tía tô chữa bệnh gì.

Lá tía tô giúp trị rôm sảy, mề đay, mẩn ngứa

– Chữa sưng đau vùng vú ở phụ nữ: Để chữa sưng đau vùng vú ở phụ nữ, bạn chỉ cần xay lá tía tô uống, dùng phần bã đắp lên vùng ngực bị sưng đau sẽ rất hiệu quả. Đây là đáp án tiếp theo cho thắc mắc uống nước lá tía tô xanh có tác dụng gì.

Lá tía tô là thuốc trị bệnh gout: Một số nghiên cứu cho thấy, lá tía tô có thể làm giảm đáng kể enzym xanthin oxidase -nguyên nhân hình thành acid uric trong máu và gây ra bệnh gout.

Không chỉ vậy, nước lá tía tô còn giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Bạn có thể uống nước lá tía tô phơi khô hoặc tươi đều được. 

– Điều trị các chứng bệnh về dạ dày: Công dụng lá tía tô là gì? Hai hoạt chất glucosamine và tanin được tìm thấy trong lá tía tô công dụng chống viêm nhiễm, chữa lành các vết thương và liền sẹo khi khi bạn gặp phải các tổn thương về dạ dày.

– Hỗ trợ điều trị hen suyễn: Lá tía tô có tác dụng chữa bệnh gì? Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, bệnh nhân bị hen suyễn sau vài tuần uống nước lá tía tô, tình trạng bệnh đã thuyên giảm đáng kể.

– Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp: Nước lá tía tô có tác dụng gì? Người bị mắc các bệnh lý về xương khớp uống nước lá tía tô đều đặn hàng ngày sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

Ngoài ra, có thể ngâm chân bằng lá tía tô: Dùng lượng lớn lá tía tô bỏ vào nồi nước đang sôi, đổ ra chậu đậy bằng một cái rổ thưa, đặt 2 bàn chân lên xông.

Khi nước nguội cho 2 chân vào ngâm rửa. Nên thực hiện ngâm chân lá tía tô đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

Uống nước và ngâm chân bằng lá tía tô giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp

– Hỗ trợ chống lại dị ứng và viêm nhiễm: Lá tía tô phơi khô có tác dụng gì? Các hoạt chất Quercetin, Perilla, Luteolin, Acid Rosmarinic trong lá tía tô có tác dụng ngăn chặn hiệu quả tình trạng dị ứng và viêm nhiễm.

–  Lá tía tô chữa ho: Đây là đáp án tiếp theo cho câu hỏi lá tía tô luộc có tác dụng gì? Uống nước lá tía tô chưng đường phèn có tác dụng giảm sưng, giảm đau họng và long đờm hiệu quả. 

Lá tía tô hạ sốt cho trẻ sơ sinh: Lá tía tô khô có tác dụng gì? Nhắc tới các công dụng của lá tía tô, chắc chắn không thể bỏ qua công dụng lá tía tô trị sốt. Không chỉ giúp hạ sốt cho trẻ sơ sinh, người lớn khi bị sốt cũng có thể uống nước lá tía tô để hạ sốt. 

Giải cảm bằng lá tía tô: Lá tía tô chữa gì? Tía tô giải cảm là tác dụng tuyệt vời không thể bỏ qua. 

– Uống nước lá tía tô trị mụn: Lá tía tô dùng để làm gì? Lá tía tô có trị mụn được không? Uống nước lá tía tô chữa mụn, uống nước lá tía tô trị mụn thịt, uống nước lá tía tô trị mụn cóc là những tác dụng tuyệt vời của lá tía tô không thể bỏ qua.

Cách dùng lá tía tô trị mụn rất đơn giản, bạn có thể uống nước ép lá tía tô mỗi ngày 1 cốc hoặc đắp mặt nạ lá tía tô trị mụn 3 lần/tuần.

Lá tía tô còn được dân gian sử dụng để trị mụn thịt, mụn cóc

2. Ăn lá tía tô có tác dụng gì?

Ăn lá tía tô sống có tác dụng gì? Ngoài các tác dụng vừa nêu trên, ăn lá tía tô giúp  giảm đáng kể lượng cholesterol trong máu. Từ đó, hỗ trợ giảm cân đáng kể và bảo vệ cho hệ tim mạch.

Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Maryland, trong lá tía tô chứa axit rosmarinic, apigenin và axit caffeic có tác dụng ngăn ngừa và điều trị chứng trầm cảm hiệu quả. 

Ăn lá tía tô sống có tốt không? Ăn lá tía tô còn có công dụng giảm đau kinh nguyệt, giảm nguy cơ và ngăn ngừa ung thư vú; điều trị các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, lupus; ăn lá tía tô chữa viêm phế quản; ăn lá tía tô giảm mỡ máu

Ăn cháo tía tô giúp giải cảm hiệu quả

( → Xem thêm: Ăn thanh long có tác dụng gì? Tác dụng của quả thanh long với sức khỏe)

3. Xông lá tía tô có tác dụng gì?

Lá tía tô xông mặt có tác dụng gì? Đắp lá tía tô có tác dụng gì ? Những tác dụng tuyệt vời khi đắp mặt và xông mặt bằng lá tía tô gồm:

– Xông lá tía tô trị mụn trứng cá.

– Xông lá tía tô trị nám.

– Xông lá tía tô trị tàn nhang.

– Xông lá tía tô dưỡng trắng da.

– Se khít lỗ chân lông.

– Chống lão hóa da.

– Giữ ẩm cho da.

Bên cạnh cách xông hơi lá tía tô trị mụn, nám và tàn nhang, bạn có thể sử dụng lá tía tô rửa mặtlá tía tô đắp mặt.

Hãy đun nước lá tía tô rửa mặt hàng ngày hoặc đắp mặt lá tía tô với mật ong đều đặn 3 lần/tuần để làn da luôn sạch mụn và sáng khỏe các bạn nhé.

Lá tía tô giúp trị nám và tàn nhang hữu hiệu

Xông lá tía tô vùng kín có tác dụng chữa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Tuy nhiên, bạn lưu ý chỉ nên thực hiện 2 – 3 lần/ tuần. Tránh lạm dụng thực hiện thường gây mất cân bằng độ pH ở âm đạo.

III – Hướng dẫn cách sử dụng lá tía tô 

Có thể thấy, lá tía tô có rất nhiều tác dụng tuyệt vời sức khỏe và làn da. Vậy sử dụng lá tía tô như thế nào cho đúng để phát huy tối đa tác dụng? Hãy cùng tham khảo cách sử dụng lá tía tô dưới đây nhé.

1. Cách nấu nước lá tía tô

Cách nấu lá tía tô nguyên chất: Tía tô tươi 15 – 20g giã nát, chế nước sôi gạn nước trong để uống. Hoặc lá tía tô khô hãm nước sôi uống.

Cách làm nước lá tía tô chữa cảm mạo phong hàn, sốt, gai rét, đau đầu, tức ngực: Lá tía tô 8g, hương phụ 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Gừng 2 lát, sắc nước uống. Có thể kết hợp “nồi xông”.

– Cách nấu nước lá tía tô khi có thai bị cảm mạo: Tía tô, kinh giới, mỗi thứ 1 nắm lá cho 2 bát nước sắc còn 1 bát uống ấm. Tiếp đó cho ăn cháo nóng, có đập vào bát 1 quả trứng gà tươi (có trứng gà đen càng tốt).

– Cách hạ sốt bằng lá tía tô như sau: Cho lá tía tô, cát cánh, trần bì, can khương, chỉ xác, mộc hương, bán hạ, tiền hồ mỗi loại 2g vào sắc với 500ml nước. Sắc đến khi còn khoảng 300ml thì uống lúc còn ấm.

– Cách nấu lá tía tô uống trị chứng cảm mạo như sau: Lá tía tô 1 nắm, vỏ quýt khô lâu năm 1 cái, gừng 3 lát. Đun nước sôi rồi cho 3 thứ vào, đun lại cho sôi, uống nóng.

Nếu khó uống cho ít đường phèn. Ngoài ra, bạn có thể ngâm chân giải cảm, nấu cháo tía tô giải cảm cũng rất hiệu quả.

Cách nấu cháo tía tô giải cảm, lá tía tô nấu cháo cho bé như sau: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng, có thể cho thêm hành. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi cháo tía tô có tác dụng gì.

– Cách nấu nước lá tía tô giúp an thai: Phụ nữ đang mang thai có thể tham khảo bài thuốc an thai từ lá tía tô như sau: 20g tía tô; ngải diệp, đương quy, bạch truật, hoài sơn, phục long can mỗi loại 16g; phòng sâm, liên nhục, cẩu tích, liên kiều, cam thảo mỗi loại 12g; 10g các loại đỗ trọng, đại táo 5 quả ; sinh khương 3 lát. Cho tất cả nguyên liệu vào ấm sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 thang.

2. Cách xông mặt bằng lá tía tô

– Xông hơi da mặt bằng lá tía tô nguyên chất: Cho 1 nắm lá tía tô vào đun sôi cùng 1 nắm muối trắng trong 5 phút. Trùm kín khăn và tiến hàng xông hơi da mặt cho tới khi nước nguội.

– Xông hơi mặt bằng lá tía tô và các nguyên liệu khác: Bạn có thể nấu lá tía tô với chanh, bưởi, sả, kinh giới…. rồi tiến hành xông hơi. 

3. Cách ăn lá tía tô

Bạn có thể ăn lá tía tô sống hoặc cho lá tía tô vào các món ăn hàng ngày mà không cần mất thời gian chế biến cầu kỳ.

Ăn lá tía tô và uống nước lá tía tô hàng ngày rất tốt cho sức khỏe

Ngoài việc dùng lá tía tô của Việt Nam, nay nhiều người còn tìm mua lá tía tô xanh của Hàn Quốc. Dù đã du nhập về Việt Nam nhưng vẫn rất khó tìm mua loại lá tía tô này.

Chính vì vậy rất nhiều người thắc mắc lá tía tô Hàn Quốc mua ở đâu hay lá tía tô xanh mua ở đâu? Tốt nhất bạn nên tìm đến các siêu thị lớn và có độ tin cậy cao để chắc chắn mua được lá tía tô Hàn Quốc đạt chuẩn.

IV – Những lưu ý khi dùng lá tía tô

Có rất nhiều thắc mắc xung quanh việc sử dụng lá tía tô. Ngay sau đây, Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc được nhiều người quan tâm nhất: 

1. Có bầu ăn lá tía tô được không? 

Có bầu uống lá tía tô được không? Bầu 3 tháng ăn lá tía tô được không? Câu trả lời là CÓ các mẹ nhé. Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên ăn lá tía tô như một gia vị đi kèm với các món chính, nên ăn với lượng vừa phải và không nên ăn quá nhiều.

Trường hợp muốn sử dụng lá tía tô như một vị thuốc để trị bệnh, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé!

2. Có nên uống lá tía tô trước khi sinh?

Uống lá tía tô dễ sinh là kinh nghiệm dân gian truyền lại. Lý giải điều này, kinh nghiệm dân gian cho rằng, uống nước lá tía tô giúp tử cung mở nhanh hơn và giảm cơn đau đáng kể. 

Vậy nên uống lá tía tô khi nào để dễ sinh? Mẹ bầu nên uống nước lá tía tô trước ngày dự sinh khoảng 1 tuần. Cách nấu lá tía tô uống dễ sinh như sau: Dùng khoảng 300g lá tía tô tươi sắc với 2 lít nước, đun kĩ còn lại 1 lít nước thì tắt bếp. Các mẹ nên uống liên tục trong khoảng 1 tuần trước ngày dự sinh.

Bà bầu nên ăn lá tía tô với lượng vừa phải

Tuy nhiên, việc uống lá tía tô khi chuyển dạ giúp dễ sinh chưa được khoa học hiện đại nghiên cứu và chứng minh. Việc khó sinh hay dễ sinh còn phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng của từng mẹ.

3. Lá tía tô có làm trắng da được không?

Lá tía tô rất giàu vitamin A, C và các khoáng chất như Ca, Fe, P giúp da căng bóng, khỏe khoắn và đầy sức sống. Đặc biệt, hoạt chất priseril trong lá có tác dụng thanh lọc da, tẩy tế bào chết và cải thiện màu sắc cho da, giúp da mịn màng và trắng sáng.

Do đó, dân gian thường sử dụng cách rửa mặt và tắm lá tía tô để tẩy da chết, tăng cường độ ẩm và chống lão hóa da. Phụ nữ Nhật Bản đã từ lâu cũng sử dụng phương pháp tắm trắng bằng lá tía tô.

Vậy tắm lá tía tô bao lâu thì trắng? Sẽ thật khó để đưa ra một con số chính xác về thời gian bạn cần tắm với lá tía tô để có làn da trắng sáng.

Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là khi sử dụng các phương pháp tắm trắng bằng tự nhiên, các bạn cần kiên trì thực hiện đều đặn tắm ít nhất 3 lần mỗi tuần và liên tục trong thời gian dài mới cho hiệu quả như mong muốn.

Cách tắm lá tía tô hiệu quả như sau: Cho 1 nắm lá tía tô to và 2 thìa to muối trắng tinh vào đun sôi với 1 lít nước trong 5 phút. Pha nước lá tía tô với nước và tắm, có thể lấy xác lá tía tô để chà xát nhẹ nhàng lên da. 

4. Sau sinh uống nước lá tía tô được không?

Lá tía tô khá lành tính và không gây dị ứng, do đó các mẹ sau sinh hoàn toàn có thể yên tâm khi ăn và uống nước lá tía tô.

Cách uống lá tía tô cho con bú như sau: Mẹ lấy khoảng 10 cành tía tô, rửa sạch để ráo nước rồi giã lấy nước cốt uống trực tiếp rồi cho con bú. 

Cách ăn lá tía tô trước khi tiêm phòng: Ngoài ra, mẹ cũng nên ăn lá tía tô trước và sau khi tiêm phòng cho bé nhé. Ăn lá tía tô trước khi đi tiêm phòng rồi cho bé bú rất tốt cho sức khỏe của trẻ, giảm thiểu nguy cơ bị sốt.

Chính vì vậy, rất nhiều mẹ truyền tai nhau bí quyết ăn lá tía tô để con tiêm không sốt. Mẹ có thể uống lá tía tô sấy khô, ăn lá tía tô sống hoặc cho vào các món ăn hàng ngày.

Nếu bé đang bú mẹ, các mẹ nên ăn lá tía tô trước khi cho bé đi tiêm phòng

Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc nào về lá tía tô, bạn vui lòng gọi tới bạn tổng đài 1800 1125 (miễn cước) để được tư vấn.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

Đánh giá

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng