Lá lốt là lá gì? Lá lốt có tác dụng gì? Những bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt
Lá lốt là loại rau vô cùng quen thuộc và sử dụng phổ biến trong các món ăn hàng ngày của nhiều gia đình Việt. Ngoài việc dùng để chế biến món ăn, lá lốt còn được sử dụng như một vị thuốc trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, viêm xoang, đau bụng, đau răng…Hãy cùng Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc tìm hiểu chi tiết hơn về loại rau tuyệt vời này nhé!
Lá lốt được sử dụng rất phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày
Nội dung chính
I – Lá lốt có tác dụng gì? Tác dụng của lá lốt với sức khỏe
1. Ăn lá lốt có tác dụng gì ?
Đông y sử dụng toàn cây này để làm thuốc, thu hái quanh năm, đem rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi nắng hay sấy khô để dành. Lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống.
Người xưa đã biết dùng lá lốt hỗ trợ trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng tiêu chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi. Mỗi ngày dùng từ 6 đến 12 g trở lên, dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
2. Lá lốt có tác dụng gì?
Theo các nghiên cứu khoa học và y học hiện, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm rất tốt. Một số tác dụng của lá lốt phải kể đến đó là:
– Chữa đau nhức xương khớp.
– Lá lốt chữa khớp.
– Tăng cường chức năng sinh lý.
– Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gút.
3. Lá lốt ăn có tốt không
Ăn lá lốt chữa tiêu chảy hiệu quả
– Chữa viêm tinh hoàn ở trẻ em.
– Chữa tổ đỉa bàn tay.
– Chữa mụn nhọt lâu ngày không liền miệng.
– Lá lốt phơi khô có tác dụng gì? Chữa viêm xoang.
4. Nấu lá lốt uống được không?
Lá lốt thường được sử dụng như một loại rau gia vị để chế biến giúp các món ăn thơm ngon và bổ dưỡng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu nước lá lốt để uống có tác dụng:
- Điều trị gai cột sống, bệnh trĩ.
- Giúp giảm đau, ngăn ngừa các bệnh sinh lý như viêm nhiễm tuyến tiền liệt, viêm nhiễm dương vật…
- Tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Giúp tăng cường sữa mẹ.
- Điều trị nám da và tàn nhang.
- Làm trắng da
- Chữa ngộ độc thực phẩm
- Chữa ra mồ hôi trộm.
hoặc lá lốt ngâm chân tay để điều trị một số bệnh lý.
5. Lá lốt ăn sống được không?
Lá lốt hoàn toàn có thể ăn sống được. Tuy nhiên, do khi ăn sống có vị cay vay và nồng nên một số người sẽ không thích ăn lá lốt sống.
6. Ăn lá lốt có mất sữa không?
Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học hiện đại nào khẳng định và chứng minh rằng, ăn lá lốt gây mất sữa hoặc khiến lượng sữa mẹ suy giảm.
Việc mẹ bầu mất sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như do cơ địa hay chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi… Vì vậy, các mẹ nên cung cấp đầy dưỡng chất cho cơ thể để đủ sữa cho con bú và có sức khỏe tốt.
Ăn lá lốt hoàn toàn không gây mất sữa như nhiều người vẫn nghĩ
Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho các thắc mắc ăn lá lốt có tốt không, lá lốt dùng để làm gì và lá lốt ăn có tác dụng gì. Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về lá lốt và công dụng.
III – Bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt
Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu một số bài thuốc hay từ lá lốt như sau:
1. Chữa phong thấp đau nhức xương
Lá lốt khô 16g, tầm gửi cây dâu 12g, tục đoạn 12g. Tất cả đem sắc với 250ml nước còn 150ml, chia 2 lần uống vào ban ngày và buổi tối trước khi ngủ.
Ngoài việc sử dụng bài thuốc uống từ lá lốt, bạn có thể dùng lá lốt và muối hột rang khô để chườm. Cách thực hiện đơn giản như sau: Giã nát 20g lá lốt rồi cho vào rang khô với muối hột.
Cho tất cả các nguyên liệu vào miếng vải bọc lại rồi chườm lên vùng bị đau khoảng 30 phút. Lá lốt rang muối có tác dụng gì? Bài thuốc này có tác dụng giảm đau và giảm viêm tại khớp rất hiệu quả.
2. Tê thấp
– Rễ lá lốt, dây chài vôi, cỏ xước, hoàng lực, độc lực (rễ quýt rừng), hạt xích hoa xà, cây gối hạc, dùng lượng bằng nhau. Mỗi lần dùng lấy mỗi vị 12g đem sắc uống.
– Lá lốt và ngải cứu liều lượng bằng nhau, giã nát, thêm giấm, đem chưng nóng lên để đắp. Để uống thì dùng từ 8 đến 12g dây lá lốt, phối hợp với rễ cỏ xước, củ cốt khí, mỗi vị 8g, đem sắc uống.
– Rễ lá lốt (sao) 16g, kê huyết đằng 20g, thổ phục linh 20g, rễ cỏ xước (sao) 16g, thiên niên kiện 16g, tùng tiết 8 g, bổ cốt toái 16g, phòng kỷ 8g, tang ký sinh 12g, u chạc chìu 12g.
Tất cả đem sắc với 3 bát nước, còn một bát uống một lần. Mỗi ngày sắc một thang chia làm 3 đến 4 lần uống. Lưu ý trong thời gian sử dụng nước lá lốt uống phải kiêng ăn thịt gà, cá mè, cá chép.
3. Chữa đau bụng, đau lưng, buồn nôn, nấc cụt
Lá lốt tươi rửa sạch rồi nhai nuốt. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi ăn lá lốt sống có tác dụng gì.
4. Chữa viêm xoang chảy nước mũi đặc
Lá lốt vò nát vắt vào lỗ mũi. Hoặc sử dụng lá lốt xông mặt bằng cách đun lá lốt với nước và chút muối rồi tiến hành xông hơi.
5. Chữa đau răng
Lá lốt luộc nước đặc để ngậm.
6. Giải độc say nấm, rắn cắn
Lá lốt tươi, phối hợp với lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi vị 50 g. Tất cả giã nát, cho thêm nước rồi vắt lấy nước cốt để uống.
7. Hỗ trợ điều trị bệnh gút
Sử dụng bài thuốc lá lốt gừng ngâm chân: Bạn chỉ cần dùng 100g lá lốt tươi hoặc cây lá lốt phơi khô, nấu với 2 lít nước. Khi gần được thì thêm 10g muối, để nguội bớt rồi đem ngâm chân. Thực hiện ngâm chân với lá lốt gừng muối đều đặn 2 lần sáng và tối, các khớp chân sẽ không còn sưng đau nữa.
Hoặc bạn có thể sử dụng lá lốt ngâm rượu để điều trị bệnh gút: Băm nhuyễn 200g rễ, thân lá lốt khô rồi ngâm với rượu 45 độ.
Ngâm trong 2 tuần thì có thể sử dụng. Mỗi lần dùng bạn chỉ cần đổ rượu ra lòng bàn tay, thoa đều 2 bàn tay rồi xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng bị đau nhức. Thực hiện đều đặn 3 lần/ngày.
Lá lốt có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung lá lốt vào các món ăn hàng ngày hoặc chế biến thành các món ăn bổ dưỡng như lá lốt xào chay, đậu phụ xào lá lốt, chả đậu lá lốt, đu đủ ôm lá lốt, canh chuối đậu lá lốt, bò xào lá lốt, lá lốt cuộn thịt băm, cháo lá lốt, đầu và chân dê hầm lá lốt…
IV – Những lưu ý khi dùng lá lốt
Khi sử dụng lá lốt, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo phát huy tối đa tác dụng chữa bệnh của lá lốt:
– Người bị đau dạ dày, táo bón, nhiệt miệng không nên ăn lá lốt.
– Người có sức khỏe bình thường cũng chỉ nên ăn từ 50 – 100g lá lốt 1 ngày. Khi không sử dụng đúng liều lượng và lạm dụng ăn quá nhiều, lá lốt có thể gây hại cho sức khỏe.
– Ăn lá lốt sống và lá lốt chín đều có tác dụng chữa bệnh như nhau.
– Bạn nên kiêng ăn thịt gà, cá mè, cá chép khi sử dụng bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt. Đây cũng là giải đáp cho thắc mắc lá lốt kỵ với gì.
Khi sử dụng lá lốt bạn nên kiêng ăn thịt gà, cá chép và cá mè
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về lá lốt, bạn vui lòng gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn cước) để được tư vấn.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.