Đau đầu căng thẳng stress: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Đau đầu căng thẳng mất ngủ là chứng bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại gây nhiều phiền toái tới công việc và cuộc sống hàng ngày. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nhức đầu do căng thẳng qua bài viết dưới đây.
Đau đầu căng thẳng mất ngủ là chứng bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại
Nội dung chính
I – Đau đầu căng thẳng là gì? Hình ảnh đau đầu căng thẳng
Đau đầu căng thẳng tiếng anh là gì? Đau đầu căng thẳng tiếng Anh là Tension Headache.
Đau đầu căng thẳng là chứng bệnh phổ biến nhất có đến 90% xứ và 70% nam giới sẽ gặp chứng bệnh này trong đời.
Chứng bệnh đau đầu căng thẳng thần kinh thường đau lan tỏa, từ đau nhẹ cho đến đau vừa. Nó thường được mô tả như cảm giác của một ban nhạc cứ chạy trong đầu bạn.
Bệnh đau đầu căng thẳng mạn tính khá là phổ biến, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc và gây phiền toán cho cuộc sống của bạn.
(→ Xem thêm: Đau đầu Migraine là bệnh gì? Nguyên nhân, cách trị đau nửa đầu Migraine)
II – Nguyên nhân đau đầu do căng thẳng
Nguyên nhân chính xác gây nhức đầu căng thẳng thì chưa được làm rõ. Nhưng các chuyên gia đều đồng ý rằng, đau đầu khi căng thẳng bắt nguồn từ sự co cơ ở mặt, cổ và da đầu, do sự căng thẳng hay stress trong công việc cũng như cuộc sống và cũng có thể do di truyền.
Nguyên nhân chính xác gây nhức đầu căng thẳng thì chưa được làm rõ
III – Triệu chứng đau đầu căng thẳng
Nhức đầu do stress có thể kéo dài từ 30 phút cho đến nhiều ngày sau đó, bạn có thể cảm thấy cơn đau gần như diễn ra hàng ngày.
Nếu bạn bị đau 15 ngày/ tháng và kéo dài trong nhiều tháng thì bạn đã mắc phải chứng bệnh đau đầu căng thẳng mãn tính.
Các triệu chứng đau đầu khi căng thẳng là đau lan tỏa thường từ nhẹ tới vừa, ở vùng đỉnh đầu có thể gây cảm giác căng đầu làm bạn có cảm giác đầu mình đang bị một thứ gì đó siết rất chặt, đau kèm ở vùng sau cổ phía nền sọ, khó ngủ.
Khi nào người bị đau đầu do stress cần đi khám bác sĩ?
– Nếu bạn có cảm giác đau đầu căng thẳng kéo dài, hay đột ngột như bị sét đánh
– Đau đầu kèm theo sốt, cứng cổ, phát ban, có biểu hiện co giật, tím tái.
– Đau đầu do chấn thương đầu
– Đau đầu căng thẳng mãn tính, càng đau hơn sau khi ho, gắng sức làm việc hay khi cử động đột ngột.
– 40 tuổi mới bắt đầu bị đau đầu căng thẳng.
Nên đến gặp bác sĩ khi bị đau đầu căng thẳng kéo dài
IV – Cách làm giảm đau đầu khi căng thẳng
Hiện tại nguyên nhân của chứng bệnh hay bị đau đầu căng thẳng chưa được rõ ràng. Để hỗ trợ điều trị đau đầu căng thẳng thì cần phải có một lối sống lành mạnh kèm với đó là việc sử dụng thuốc phù hợp.
1. Đau đầu stress uống thuốc gì?
Dùng thuốc giảm đau đầu căng thẳng không kê đơn như: Aspirin, acetaminophen, ibuprophen. Chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết với liều lượng nhỏ. Tránh việc làm dụng thuốc khiến bệnh nhờn thuốc không có tác dụng.
Hãy đến bác sĩ để được tư vấn trực tiếp, bác sĩ sẽ nắm bắt bệnh và kê đơn thuốc trị đau đầu căng thẳng cho bạn theo tình trạng bệnh của bạn. Đồng thời bạn cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị đau đầu căng thẳng mà bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Chữa nhức đầu do căng thẳng bằng dân gian
– Cách chữa đau đầu căng thẳng bằng tinh dầu gừng, bạc hà: Bạn có thể sử dụng tinh dầu gừng hoặc bạc hà để ngửi hoặc xoa lên vùng gáy sau cổ và thái dương.
– Chữa đau đầu căng thẳng bằng đá lạnh: Rất đơn giản, bạn chỉ cần đặt chườm khăn bọc đá trên đỉnh đầu có thể xoa dịu chứng bị đau đầu khi căng thẳng.
– Cách giảm đau đầu căng thẳng bằng cách nhai hạt bí ngô: Theo nghiên cứu, hạt bí ngô có nhiều magie sulfat, có tác dụng giảm tất cả các chứng nhức đầu nói chung hay đau đầu căng thẳng nói riêng.
Chữa đau đầu căng thẳng bằng cách chườm đá lạnh
Để phòng tránh bệnh đau đầu khi căng thẳng, các bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
– Quản lý công việc một cách khoa học: Hãy lên kế hoạch công việc từ trước, điều này sẽ không làm bạn phải suy nghĩ xem nên làm gì lúc này, các công việc không bị trùng nhau. Hãy thực hiện công việc theo lịch trình, như vậy bạn sẽ có thời gian nghỉ ngơi trong ngày.
– Một điều thật tuyệt vời đó là sau một ngày làm việc mệt mỏi bạn hãy ngâm mình trong bồn tắm với nhiệt độ vừa đủ ấm, điều này sẽ giúp bạn có khoảng thời gian thư giãn, làm giảm đau đầu căng thẳng.
– Chơi thể thao hàng ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa, đặc biệt là giảm stress sau khi làm việc cường độ cao.
– Xây dựng chế độ ăn uống điều độ, khoa học, đủ dinh dưỡng và ngủ đủ giấc.
– Đến gặp chuyên gia tâm lý nếu bạn bị căng thẳng, stress nặng.
Để biết thêm thông tin bạn vui lòng gọi tới Tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1125 để được tư vấn.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.