Bé bị đau đầu: Nguyên nhân và cách chữa đau đầu ở trẻ em

17-08-2020

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Đau đầu không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn ở cả trẻ em. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em sẽ giúp bạn biết cách điều trị đau đầu cho con an toàn và hiệu quả.

Bệnh đau đầu ở trẻ emĐau đầu không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn ở cả trẻ em

I – Nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em là do đâu?

Việc tìm hiểu nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em sẽ giúp bạn biết cách điều trị đau đầu cho con an toàn và hiệu quả. Các nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em gồm: 

1. Bệnh tật và nhiễm trùng

Các bệnh tật thông thường như cúm, cảm lạnh, nhiễm trùng tai và xoang là các nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em phổ biến và thường gặp nhất. 

Các loại nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm não hoặc viêm màng não cũng có thể khiến bé bị đau đầu, nhưng thường kèm với các triệu chứng khác như cứng cổ, sốt.

2. Chấn thương đầu

Các vết bầm tím và sưng ở vùng đầu có thể gây đau đầu ở trẻ nhỏ. Nếu bé bị ngã mạnh hoặc bị đánh mạnh vào đầu kèm theo triệu chứng trẻ bị nhức đầu dữ dội thì bố mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện ngay.

3. Bệnh về mắt

Bệnh đau đầu ở trẻ em cũng có thể do nguyên nhân một số bệnh ở mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị không được phát hiện kịp thời.

Ngoài ra, một số bệnh do viêm nhiễm ở mắt như viêm kết mạc hay viêm tuyến lệ cấp cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị nhức đầu.

Bé bị đau đầu vùng tránCảm lạnh, nhiễm trùng tai và xoang là các nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em phổ biến và thường gặp nhất

(→ Xem thêm: Bà bầu bị đau đầu: Nguyên nhân và cách chữa đau đầu cho bà bầu)

4. Vấn đề trong não

Nếu trong não có khối u não, bị chảy máu hoặc áp xe cũng sẽ gây bệnh nhức đầu ở trẻ em mãn tính. Tuy nhiên tình trạng này hiếm khi xảy ra.

5. Yếu tố cảm xúc

Hiện tượng đau đầu ở trẻ em có thể là do lo lắng và căng thẳng. Căng thẳng và lo lắng có thể là một trong những nguyên nhân gây chứng đau đầu của trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ bị trầm cảm có thể gặp những cơn đau đầu đầu.

6. Khuynh hướng di truyền

Chứng đau đầu ở trẻ em, đặc biệt là chứng đau nửa đầu có xu hướng di truyền trong các gia đình.

7. Một số đồ uống và thực phẩm

Nitrates – một chất bảo quản được tìm thấy trong các loại thịt xông khói, bologna hay xúc xích có thể gây bệnh đau đầu ở trẻ nhỏ. Chất phụ gia thực phẩm cũng khiến trẻ bị đau đầu và buồn nôn.

Ngoài ra, nếu trẻ uống quá nhiều caffeine có trong soda, cà phê, socola và trà cũng có thể khiến trẻ bị đau đầu buồn nôn.

Trẻ bị đau đầu vùng trán và sốtNitrates – một chất bảo quản được tìm thấy trong các loại thịt xông khói, bologna hay xúc xích có thể gây bệnh đau đầu ở trẻ nhỏ

II – Bé bị đau đầu thường kèm những triệu chứng gì?

Các loại đau đầu ở người lớn cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Nhưng các triệu chứng có thể khác nhau. Do đó, bố mẹ hãy ghi lại các triệu chứng của trẻ khi bị đau đầu để hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán nguyên nhân cũng như điều trị bệnh.

1. Trẻ bị đau đầu buồn nôn

Bé bị đau đầu buồn nôn có thể là do bé bị viêm tai, sâu răng, mọc răng, viêm mũi xoang… Ngoài ra, bệnh đau nửa đầu, viêm nhiễm đường hô hấp, cảm hay  bệnh bướu não cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nhức đầu buồn nôn, trẻ bị đau đầu sốt nôn.

2. Trẻ bị đau đầu chóng mặt 

Nếu trẻ bị đau đầu chóng mặt kèm sốt đau đầu ở trẻ em , ho, sổ mũi… rất có thể trẻ bị cảm cúm. 

Nếu trẻ chóng mặt kèm theo loạn thị có thể trẻ đã bị migraine thị giác. Còn nếu kèm theo các triệu chứng trẻ bị đau đầu sốt, nôn, ngủ gà ngủ gật thì mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

Ngoài ra, hiện tượng trẻ bị đau đầu sau gáy chóng mặt ở trẻ cũng có thể liên quan đến các bệnh về não. Nếu trẻ bị chóng mặt kèm theo biểu hiện như bé bị đau đầu nôn, không sốt thì khả năng bé có khối u ở hố não sau là rất cao. Bố mẹ cũng nên chú ý, trẻ bị đau đầu chóng mặt  có thể là do trẻ bị bệnh thần kinh tiền đình.

Trẻ bị nhức đầu buồn nônTrẻ bị đau đầu chóng mặt là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

3. Bé bị đau đầu kèm sốt

Triệu chứng sốt và đau đầu ở trẻ em thường đi kèm với các biểu hiện như hôn mê,nôn mửa, co giật thần kinh hoặc bị liệt.

4. Bé bị đau đầu chảy máu cam

Trẻ bị đau đầu kèm theo chảy máu cam thường bị hiện tượng chảy máu cam liên tục trong một thời gian ngắn. Có thể chảy máu cam khi đang đi học, làm việc hoặc khi vừa ngủ dậy.

Kèm theo hiện tượng chảy máu cam là tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng khi thay đổi tư thể, cơ thể choáng váng mệt mỏi.

Bé bị đau đầu chảy máu camBé bị đau đầu chảy máu cam

 Các triệu chứng ở trẻ dưới đây cho thấy đau đầu là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng:

  • Khi trẻ bị đau đầu thường xuyên.
  • Bé bị đau đầu chóng mặt dữ dội.
  • Trẻ bị đau đầu vùng trán, trẻ bị đau đầu vùng thái dương sau khi thức dậy.
  • Cảm giác đau dữ dội hơn khi trẻ ho, hắt hơi hoặc di chuyển đầu.
  • Nhức đầu âm ỉ, mức độ từ nhẹ đến nặng.
  • Trẻ bị đau đầu và nôn
  • Thị lực giảm.
  • Tính cách của trẻ thay đổi.
  • Chân yếu và gặp khó khăn khi di chuyển.
  • Động kinh.
  • Trẻ bị đau đầu nôn sau chấn thương.

Trẻ bị đau đầu chóng mặt buồn nônBé bị đau đầu chóng mặt dữ dội kèm buồn nôn bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay

III – Trẻ bị đau đầu phải làm sao? Cách chữa đau đầu ở trẻ em

Các cách chữa đau đầu cho trẻ em gồm uống thuốc, thay đổi thói quen sống, nghỉ ngơi đầy đủ và sử dụng các liệu pháp. Cụ thể: 

1. Trẻ bị đau đầu uống thuốc gì? 

Khi trẻ bị trẻ bị đau đầu chóng mặt buồn nôn, trẻ bị đau đầu vùng trán và sốt tốt nhất bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân chính xác.

Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc đau đầu trẻ em phù hợp cho bé. Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý mua và cho trẻ uống thuốc trị đau đầu khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

2. Cách trị đau đầu cho trẻ em bằng phương pháp nghỉ ngơi

Nếu trẻ bị đau đầu 2 bên thái dương do căng thẳng, bố mẹ hãy để trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ trong không gian yên tĩnh. Đây là cách chữa đau đầu cho bé đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả.

Cách chữa đau đầu ở trẻ emNếu trẻ bị đau đầu do căng thẳng, bố mẹ hãy để trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ trong không gian yên tĩnh

3. Mẹo chữa đau đầu cho bé bằng liệu pháp thư giãn

Nếu triệu chứng nhức đầu ở trẻ em là do trầm cảm, lo lắng hoặc có những căng thẳng trong cảm xúc và tâm lý, bác sĩ có thể sẽ đề xuất cách điều trị trẻ bị đau đầu sốt nhẹ bằng liệu pháp thư giãn nhằm giảm bớt căng thẳng cho trẻ. Những kỹ thuật này bao gồm yoga, ngồi thiền và các bài tập thở. 

4. Chữa đau đầu cho bé bằng chế độ ăn uống dinh dưỡng 

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, chế độ ăn uống có đầy đủ vitamin và những dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là magie có thể làm giảm triệu chứng đau đầu ở trẻ nhỏ.

5. Chữa đau đầu cho trẻ em bằng dầu bạc hà

Làm gì khi trẻ bị đau đầu? Dầu bạc hà cũng rất có ích khi trẻ bị đau đầu chóng mặt buồn nôn. Đây là một liệu pháp thiên nhiên có tác dụng làm giảm chứng đau đầu do căng thẳng. 

Mẹ chỉ cần thoa dầu bạc hà lên vùng đầu bị đau và massage nhẹ nhàng cho bé để giảm sốt kèm đau đầu ở trẻ em.

Trẻ bị đau đầu vùng thái dươngDầu bạc hà là một liệu pháp thiên nhiên có tác dụng làm giảm chứng đau đầu do căng thẳng

6. Giảm đau đầu cho bé bằng quế

Bé bị đau đầu và nôn phải làm sao? Khi bé bị nhức đầu buồn nôn, bố mẹ có thể trộn một nhúm bột quế nhỏ vào trong sữa ấm rồi cho trẻ uống vào mỗi tối trước khi đi ngủ.

Từ lâu quế được biết đến với công dụng giúp giảm hiện tượng bé bị đau đầu vùng trán hiệu quả.

7. Chữa sốt và đau đầu ở trẻ em bằng chườm ấm

Nếu bé bị đau đầu và sốt nhẹ, mẹ có thể sử dụng khăn ấm để chườm lên trán và vùng đầu cho bé. Hơi ấm có tác dụng làm giãn cơ, dây chằng và giảm kích thích thần kinh nên giúp giảm đau đầu, đồng thời giảm sốt hiệu quả.

Trường hợp sốt cao đau đầu ở trẻ em (sốt 39 độ), bố mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho bé. Nếu đã sử dụng thuốc nhưng vẫn không hạ sốt, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám xác định nguyên nhân bé bị đau đầu sốt và có cách điều trị phù hợp.

Bệnh đau đầu ở trẻ nhỏNếu trẻ bị sốt cao uống thuốc không hạ, bố mẹ nên đưa bé đến ngay bệnh viện

Trên đây là tất cả những thông tin về chứng đau đầu ở trẻ em mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng sẽ hữu ích cho bố mẹ trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé yêu mỗi ngày!

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng