Bệnh tê tay chân ở tuổi trung niên – Nguyên nhân và cách điều trị
Khi bước sang tuổi trung niên đặc biệt là tuổi tiền mãn kinh, phụ nữ có nhiều sự thay đổi, trong đó thường xuất hiện nhất là bệnh tê tay chân. Thông thường, dây thần kinh giữa đi qua ống cổ tay để xuống chi, phân phối hoạt động và tạo cảm giác cho bàn tay. Trường hợp ống cổ tay vì một nguyên nhân nào đó mà hẹp lại, gây chèn ép thần kinh giữa, dẫn đến người bệnh bị tê các ngón bàn tay, lâu ngày sẽ dẫn đến teo các cơ quan lòng bàn tay. Bệnh lý này không chỉ gặp ở55 tuổi trung niên mà cũng thường xuyên gặp ở những vận động viên đua xe đạp hay chèo thuyền…
Nội dung chính
I – Nguyên nhân tuổi trung niên bị tê tay chân
Khi bước sang tuổi trung niên đặc biệt là tuổi tiền mãn kinh, phụ nữ có nhiều sự thay đổi, trong đó thường xuất hiện nhất là bệnh tê tay chân ở phụ nữ trung niên.
Thông thường, dây thần kinh giữa đi qua ống cổ tay để xuống chi, phân phối hoạt động và tạo cảm giác cho bàn tay.
Bệnh tê tay chân thường xuất hiện ở phụ nữ tuổi trung niên
Trường hợp ống cổ tay vì một nguyên nhân nào đó mà hẹp lại, gây chèn ép thần kinh giữa, dẫn đến người bệnh bị tê các ngón bàn tay, lâu ngày sẽ dẫn đến teo các cơ quan lòng bàn tay.
Bệnh lý tê bàn tay tuổi trung niên không chỉ gặp ở phụ nữ lứa tuổi trung niên mà cũng thường xuyên gặp ở những vận động viên đua xe đạp hay chèo thuyền…
(→ Xem chi tiết hiện tượng tê tay chân sau sinh TẠI ĐÂY)
II – Dấu hiệu nhận biết bị tê tay chân ở tuổi trung niên
Dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh tê bàn tay ở tuổi trung niên là hiện tượng tê các ngón tay, từ ngón cái đến nửa ngón đeo nhẫn (ngón áp út), khi bệnh nặng hơn sẽ biểu hiện teo các cơ thuộc mô cái bàn tay.
Các ngón tay bị tê là triệu chứng điển hình của bệnh tê tay chân tuổi trung niên
Để chẩn đoán chính xác tê tay tuổi trung niên, bệnh nhân cần được làm điện cơ, trên điện cơ sẽ cho thấy mức độ tổn thương thần kinh giữa như thế nào.
>> Xem VIDEO giải đáp ngón tay bị tê là dấu hiệu của bệnh gì <<
III – Cách điều trị bệnh tay chân tuổi trung niên
Người bệnh cần đến khám tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa chấn thương chỉnh hình và y học thể thao để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
Khi tê tay ở tuổi trung niên có những dấu hiệu nhẹ, tức là nếu các dấu hiệu tê bàn tay xuất hiện không thường xuyên, thì sẽ được các bác sĩ tư vấn dùng thuốc và hướng dẫn các bài vật lý trị liệu, dần dần sẽ được khôi phục và hỏi.
Nếu các dấu hiệu tê tay ở phụ nữ trung niên đã trở nên thường xuyên và nặng, bác sĩ có thể tiêm corticoid hoặc mổ cắt dây chằng vòng giải áp thần kinh giữa, tùy theo từng bệnh nhân cụ thể. Nếu để đến khi bị teo cơ bàn tay rồi mới đi khám, điều trị thì lúc đó sự phục hồi rất khó và lâu dài.
IV – Cách phòng tránh tê tay chân ở tuổi trung niên
Để phòng ngừa bệnh tê tay chân ở phụ nữ trung niên, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày:
– Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, nếu không có thời gian tập nhiều, hãy cố gắng tập ít nhất 30 phút mỗi ngày.
– Ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ, thời gian ngủ mỗi ngày nên đảm bảo 7-8 tiếng và ngủ trước 23h.
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và đủ dinh dưỡng, đặc biệt là cần tăng cường ăn các thực phẩm giàu sắt, canxi, vitamin D, magie, vitamin nhóm B và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
– Ngâm chân tay với nước ấm, nước gừng và thảo mộc vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng là cách phòng ngừa tê tay chân ở phụ nữ tuổi trung niên đơn giản nhưng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.
– Ngoài ra, bạn cũng có thể tập thiền hoặc yoga để giảm stress, nâng cao sức khỏe và giảm tê buồn chân tay.
Thường xuyên vận động và massage chân tay để tránh bị tê tay chân
Nếu vẫn còn băn khoăn về bệnh tay chân ở tuổi trung niên bạn vui lòng gọi tới Tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1125 để được dược sĩ tư vấn.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.