Cây ngưu tất là gì? Ngưu tất có tác dụng gì? Các tác dụng ngưu tất
Theo y học cổ truyền, cây ngưu tất có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, mạnh gân cơ, trừ ứ, bổ can thận. Nghiên cứu y học hiện đại lại cho thấy, ngưu tất có công dụng kháng viêm, giảm cholesterol trong máu, hạ huyết áp… Cùng tìm kỹ hơn về thành phần, công dụng và cách dùng dược liệu ngưu tất qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
I – Tìm hiểu về cây ngưu tất
Cây ngưu tất còn có rất nhiều tên gọi khác như cây cỏ xước, ngưu tịch, bách bội, hoài ngưu tất, ngưu kinh, xuyên ngưu tất, cỏ xước hai răng, hoàng ngưu tất. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về cây bách bội như thế nào qua các thông tin dưới đây!
1. Ngưu tất là gì?
Ngưu tất tên nước ngoài là Ox knee, two-toothed chaff-flower; tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume.
Vậy cây ngưu tất là cây gì? Xuyên Ngưu tất thuộc họ dền/Amaranthaceae, là cây thân thảo sống lâu năm. Khi trưởng thành, cây thường có chiều cao từ khoảng 60 – 110cm. Cây mọc thẳng, có nhiều cành. Lá mọc đối hình bầu dục, hai bên méo hình gợn sóng, mặt lá có lông bao phủ.
Hoa của cây ngưu tất mọc ở ngọn, kẽ lá và ngay đầu cành, mùa hoa từ tháng 5 cho đến tháng 9. Quả ngưu tịch có hình bầu dục, khi bóc vỏ sẽ có hạt bên trong. Rễ củ ngưu tất hình trụ dài và có nhiều rễ phụ to
Cây cỏ xước được trồng nhiều ở Nhật, Nepal, Ấn Độ, Trung Quốc. Cây ngưu tất Việt Nam được trồng rộng rãi ở cả trung du, miền núi và đồng bằng. Người dân và các thầy thuốc y học cổ truyền gọi rễ cây cỏ xước là ngưu tất nam.
Hình ảnh cây ngưu tất
2. Thành phần cây ngưu tất
Thành phần hóa học của ngưu tất dược liệu gồm có:
– Các sapogenin dạng acid oleanolic.
– Peptid – polysaccharid.
– Ecdysteron.
– Chất nhầy.
– Inokosteron.
– Rhamnoza.
– Glucoza.
– Glactoza.
– Muối của kali.
– Arginine (Arg).
– 12 loại amino acid và alkaloids.
– Các nguyên tố vi lượng sắt, đồng.
– Hợp chất coumarins.
3. Ngưu tất bộ phận dùng
Rễ của cây cỏ xước là bộ phận được thu hái và chế biến để sử dụng chữa bệnh.
– Cách thu hái rễ ngưu tất như sau: Trồng cây ngưu tất được 6 tháng là có thể thu hoạch rễ. Thông thường, mùa thu hoạch rễ cây hoàng ngưu tất ở vùng núi là khoảng tháng 1 đến tháng 2; ở đồng bằng là tháng 3 đến tháng 4. Có thể sử dụng ngưu tất sống hoặc ngưu tất khô đều được.
Sau khi thu hoạch, rễ cây ngưu kinh thường sẽ được rửa sạch rồi phơi hay sấy khô. Rễ ngưu tất phơi khô sẽ có màu vàng tro, bề mặt nhăn nheo, vị hơi ngọt. Các loại rễ dài, to và dẻo sẽ có giá trị kinh tế cao hơn.
Rễ cây ngưu tất được phơi khô và dùng làm thuốc chữa bệnh
( →Tìm hiểu chi tiết về cây sinh địa hoàng TẠI ĐÂY)
II – Cây ngưu tất có tác dụng gì?
Dưới đây là các tác dụng của cây hoài ngưu tất theo y học cổ truyền và y học hiện đại:
1. Tác dụng ngưu tất theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, cây ngưu tất có tính ôn, vị đắng xen lẫn vị chua; quy kinh Can, Thận.
– Tác dụng: Hoạt huyết, điều kinh, mạnh gân cơ, trừ ứ, bổ can thận, kích thích tiểu tiện. Dược liệu bách bội được dùng trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh bí tiểu, bế kinh, chảy máu dạ con, đau bụng kinh, đau lưng, phong hàn tê thấp, mỏi gối…
2. Công dụng hoàng ngưu tất theo y học hiện đại
Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, cây ngưu kinh có các tác dụng sau:
– Kháng viêm.
– Ngưu tất trị bệnh gì? Giảm cholesterol trong máu.
– Ức chế miễn dịch.
– Hạ huyết áp.
– Chống viêm và giảm đau trong điều trị thấp khớp.
Cây ngưu tất chữa bệnh gì? Cây cỏ xước có tác dụng kháng viêm, hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu
III – Cách sử dụng ngưu tất trong điều trị bệnh
Có rất nhiều cách sử dụng ngưu kinh trong điều trị bệnh nhưng những cách dưới đây hiệu quả và phổ biến hơn cả:
1. Sắc nước uống
– Chữa lên sởi kèm viêm họng: Cho 20g ngưu tất vào sắc cùng 10g cam thảo. Lấy nước uống thay trà hàng ngày.
– Trị chảy máu dạ con: Sắc 30g ngưu kinh với 500l nước. Sắc còn 300ml thì chi làm 2 lần uống hết trong ngày.
– Chữa bí tiểu cho người cao tuổi: Chuẩn bị các nguyên liệu bách bội, hoài sơn, thục địa, xa tiền tử mỗi vị 12g; phụ tử chế, tạch tả, đan bì, phục linh, sơn thù mỗi vị 8g và 4g nhục quế. Cho các vị thuốc vào ấm sắc cùng 400ml nước. Sắc còn 100ml thì chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
– Trị rong kinh: Cho 12g xuyên ngưu tất, 8g phục linh, 8g trần bì, 8g hương phụ, 12g bạch truật, 8g bán hạ vào ấm sắc với 500ml. Sắc còn 200ml thì chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống liên tục từ 2-3 tuần.
Ngưu tất kết hợp với các vị thuốc khác sắc lấy nước uống giúp chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau
– Điều trị viêm đa khớp dạng thấp: Chuẩn bị 12g cây ngưu tất bắc, 6g tế tân, 12g đương quy, 10g tần giao, 12g tục đoạn, 12g phòng phong, 6g cam thảo, 12g tang ký sinh, 12g thục địa, 12g ý dĩ, 8g xuyên khung, 12g đảng sâm, 12g bạch thược, 8g quế chi và 12g độc hoạt. Cho vào ấm sắc với 600ml, sắc còn 300ml là được. Chia làm 3 lần uống, mỗi ngày uống 1 thang. Uống liên tục từ 2-3 tuần.
– Chữa đau đầu, thừa cân, rối loạn tiền đình, đêm trằn trọc khó ngủ, khó đi cầu: Sắc ngưu tịch 30g và hạt muồng 20g với nước rồi lấy nước đặc uống. Mỗi ngày uống 1 thang.
– Chữa cholesterol máu cao: Cho 12g bách bội vào hãm với nước sôi và uống thay nước trà hàng ngày.
2. Ngưu tất ngâm rượu
– Trị đau tụ huyết bụng dưới, yếu gân cốt, phù nề đầu gối, đầu ngón chân lạnh buốt: Chuẩn bị 250g cây ngưu tất nam và 250g địa hoàng mỗi vị và 1 lít rượu trắng. Cho hai vị thuốc vào ngâm với rượu trong 7 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần uống 20ml.
– Chữa ứ máu, tụ máu do bị thương; nhức mỏi tay chân khi đi xa: Cho 100g cỏ xước hai răng, 30g tỏi đỏ và 50g huyết giác ngâm với rượu trong 30 ngày. Mỗi này uống 2 lần, mỗi lần 15ml. Nên uống liên tục trong 10 ngày.
– Chữa dính ruột sau mổ: Cho 50g ngưu kinh và 50g mộc qua ngâm với 1/2 lít rượu trắng. Sau 1 tuần là có thể mang ra sử dụng. Mỗi ngày uống 15ml vào buổi tối trước khi đi ngủ.
– Chữa đau lưng, miệng khô, mỏi gối, phong thấp, khớp tay chân co quắp, đau rát họng: Chuẩn bị 95 ngưu tịch, 95 đậu đen và 95g sinh địa cùng 1 lít rượu trắng.
Sinh địa và ngưu tịch đem tán nhuyễn; đậu đen cho vào rang chín rồi trộn đều với nhau. Cho vào hấp chín rồi đem ngâm với 1.5 lít rượu trắng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 15 đến 30ml, nên uống trước bữa ăn.
3. Bột ngưu tất
– Chữa chảy máu cam: Nghiền các nguyên liệu ngưu tịch, tiên hạc thảo và huyết sư theo tỷ lệ 1:1:1 thành bột mịn rồi trộn chung với nhau. Mỗi ngày uống từ 1-3 lần, mỗi lần uống 10g. Nên uống liệu trình 10 ngày.
– Chữa bế kinh, đau bụng kinh: Nghiền 12g xuyên ngưu tất, 8g tạo giác thích, 8g hương phụ, 16g ích mẫu, 8g uất kim, 8g đào nhân thành bột mịn rồi trộn đều với nhau. Mỗi ngày uống từ 1-3 lần, mỗi lần 10g. Nên uống liệu trình 14 ngày.
Bột cây ngưu tất
4. Món ăn từ ngưu tất
– Cháo hoài ngưu tất: Nấu 20g hoàng ngưu tất và 100g gạo lứt thành cháo. Chia làm 2-3 lần ăn hết trong ngày, tốt nhất nên ăn khi còn nóng. Nên ăn liên tục 10 ngày. Tác dụng chữa phong hàn tê thấp, đau khớp, viêm khớp, mỏi gối, đau lưng.
>> Xem VIDEO Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc – Máu lưu thông – Sống vui khỏe <<
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cây ngưu tất bạn vui lòng gọi tới Tổng đài tư vấn (miễn cước) 1800.1125 để được dược sĩ tư vấn.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.