Cây lô hội chữa bệnh gì? Những tác dụng lá, hoa cây lô hội

04-08-2020

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Cây lô hội đã được sử dụng làm thuốc ở rất nhiều nước trên thế giới. Không chỉ có tác dụng làm thuốc chữa bệnh đau đầu, mất ngủ, cây lô hội còn có tác dụng làm đẹp. Cùng chúng tôi tìm hiểu cây lô hội là gì và cách sử dụng cây lô hội như thế nào qua bài viết dưới đây.

I – Tổng quan về cây lô hội 

1. Cây lô hội như thế nào? Thuộc họ nào?

Cây lô hội hay còn được biết đến với tên gọi khác là nha đam, long tu, tên khoa học là Aloe vera hoặc Aloe barbadensis.

Cây lô hội thuộc họ nàoCây lô hội đã được sử dụng làm thuốc ở rất nhiều nước trên thế giới

Cây lô hội nha đam thuộc họ nào? Cây lô hộ thuộc họ xương rồng/ Asphodelacea và là loại cỏ thân thảo, mập mọng nước. 

Cây lô hội thủy sinh là loại cây thảo dược sống nhiều năm, lá có màu xanh lục, không có cuống, mọc sít nhau, có răng cưa ở hai bên viền mép lá, hoa cây lô hội thường nở vào mùa thu và hè, mọc thành chùm, lúc đầu thì quả có màu xanh nhưng sau đó sẽ chuyển sang màu vàng.

Cây lô hội có mấy loại? Theo khảo sát, trên thị trường hiện nay có 3 loại giống cây lô hội đó là: Lô hội Mỹ, lô hội Thái và lô hội Việt nam. 

(→ Xem chi tiết thông tin về cây rau đăng biển TẠI ĐÂY)

2. Cây lô hội có hoa không? 

Đây là câu hỏi tiếp theo sau câu hỏi cây lô hội thuộc họ nào? Hoa cây lô hội thường nở thành từng cụm và có dạng chùm. Khi cây lô hội ra hoa, mỗi bông hoa của cây lô hội sẽ có chiều dài từ 3 đến 4cm, màu sắc thường là vàng hoặc đỏ.

Cây lô hội có hoa khôngHoa của cây lô hội có màu đỏ hoặc vàng

3. Cây lô hội sống ở đâu? 

Theo một số tài liệu, cây lô hội có nguồn gốc từ Bắc Phi. Sau đó được du nhập vào Việt Nam và được trồng nhiều nhất ở các vùng Phan Rang, Phan Thiết, Phan Rí thuộc 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. 

Ngoài ra, cây lộ hội có khả năng chịu khô nóng và hạn hán rất tốt nên còn được trông rải rác ở khắp các tỉnh thành của Việt Nam để làm cây cảnh hoặc thuốc. Trồng cây lô hội bằng lá và việc chăm sóc cây lô hội cũng không quá cầu kỳ, mất thời gian. 

4. Cây lô hội có ăn được không?

Lô hội là một nguyên liệu bổ sung thú vị và tốt cho sức khỏe mà bạn có thể dùng để thêm vào nhiều món ăn khác nhau.

Mặc dù không tạo nên hương vị đậm đà, nhưng lô hội sẽ tạo kết cấu cho món ăn và giúp món ăn thêm bổ dưỡng. Đây là cây thảo mộc an toàn và có lợi cho sức khỏe nếu bạn biết cắt và chế biến đúng cách.

Ở nước ta, các hộ gia đình thường trồng cây lô hội cảnh; lá, hoa và rễ thì được trồng làm thuốc chữa bệnh đau đầu, thì lá cây lô hội cũng có thể được nấu chè.

Hoa cây lô hội có ăn được khôngLá cây lô hội được sử dụng để nấu chè.

5. Cây lô hội có trồng được trong nhà không? 

Cây lô hội trồng trong nhà có tốt không? là băn khoăn của khá nhiều người trước khi trồng. Không chỉ có tác dụng chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, cây lộ hội trong phong thủy còn có ý nghĩa tài lộc và may mắn. 

Cây lô hội phong thủy trồng trong nhà giúp gia chủ luôn nhiều niềm vui, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và cả công việc.

Vậy có nên để cây lô hội trong phòng ngủ? Ý nghĩa của cây lô hội khi đặt trong phòng ngủ không chỉ đơn thuần mang lại may mắn mà còn có tác dụng làm sạch không khí, loại bỏ các khí độc hại, tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ bụi bẩn rất tốt. 

II – Cây lô hội có tác dụng gì?

Ngoài việc tìm hiểu cây lô hội là cây gì, nhiều người còn đặt thắc mắc cây lô hội có công dụng gì mà được nhiều người nhắc tới và sử dụng đến vậy? Theo Đông ý và các nghiên cứu khoa học hiện đại, lô hội có rất nhiều tác dụng với sức khỏe. Cụ thể:

1. Kháng khuẩn

Các hoạt chất chứa trong nhựa cây lô hội và nha đam có tính kháng khuẩn và gây tê. Do vậy có thể sử dụng để sát trùng, thanh nhiệt và thông tiểu.

Lá cây lô hội có tác dụng gì cho daCác hoạt chất chứa trong nhựa cây lô hội và nha đam có tính kháng khuẩn

2. Chống viêm

Nhờ chứa các hoạt chất như axit salixylic, chromone C-glucosyl và enzyme bradykinase nên cây lô hội có tác dụng chống viêm.

Nghiên cứu đăng tải vào năm 2004 trên tạp chí Alimentary Pharmacology and Therapeutics khẳng định, khoa học đã chứng minh nha đam có công dụng trong việc điều trị chứng viêm ruột.

Không chỉ vậy, lô hội còn có khả năng làm dịu các vết loét viêm kết tràng trương các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ.

3. Nhuận tràng

Một số tài liệu ghi chép của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cho biết, cây lô hội có tác dụng nhuận trường, nhuận gan  điều kinh và hỗ trợ điều trị bệnh táo bón rất tốt.

4. Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

Năm 2006, các nhà khoa học đã đưa ra công bố về tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 của gel lô hội nhờ hoạt chất phytosterol có trong loại cây này.  Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi cây lô hội chữa bệnh?

Sau đó, một nghiên cứu khác cũng khẳng định, sau khi bệnh nhân bị bệnh tiểu đường tuýp 2 bổ sung gel lô hội mỗi ngày, các triệu chứng của bệnh thuyên giảm đáng kể.

Cây lô hội cảnhLô hội hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

5. Làm lành vết thương

Cây lô hội có tác dụng gì cho da? Theo các nghiên cứu ở Mỹ và Nga vào những năm 1930, phần thịt và gel của cây lô hội có tác dụng chữa lành vết thương nhanh chóng.

Do đó, nếu làn da của bạn không may bị tổn thương bạn hoàn toàn có thể sử dụng lô hội để chữa lành vết thương nhanh hơn.

6. Phòng ngừa sỏi niệu

Cây lô hội dùng để làm gì? Để phòng ngừa sỏi niệu. Cây lô hội có chứa hoạt chất anthraquinon. Hoạt chất này khi kết hợp với các ion canxi trong đường tiểu sẽ có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa thành các hợp chất tan đường, đồng thời đào thải ra ngoài có thể theo đường tiểu.

7. Chữa viêm loét dạ dày

Cây lô hội chữa bệnh gì? Lô hội được sử dụng để chữa viêm loét dạ dày nhờ có thành phần aloectin B có trong nó. 

Theo đó, người bệnh viêm loét dạ dày uống canh nhựa tươi lô hội trong ngày và uống lúc đói, tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Cây lô hội trị bệnh gìLô hội được sử dụng để chữa viêm loét dạ dày nhờ có thành phần aloectin B có trong nó

( → Xem thêm: Những loại cây bổ máu có tác dụng gì?)

8. Làm sạch và bảo vệ da

Đây là tác dụng cây lô hội với da mặt. Sử dụng cây lô hội làm đẹp da mặt là phương pháp được rất nhiều người sử dụng và cho hiệu quả nhất định. 

Lô hội giàu hoạt chất chống oxy hóa và hàm lượng vitamin. Do đó, có tác dụng tốt trong việc trị mụn, làm sạch da, cung cấp độ ẩm, bảo vệ và nuôi dưỡng da.

9. Trị bệnh mất ngủ

Các nghiên cứu cho thấy,  cây lô hội có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ các chất khí nguy hiểm tồn tại trong môi trường đồng thời sản xuất nhiều oxy vào ban đêm. Vì thế có tác dụng giúp cơ thể thư giãn sâu và chống lại chứng mất ngủ để ngủ ngon hơn.

10. Chữa đau đầu, chóng mặt

Cây lô hội trị bệnh gì? Trong Đông y, lô hội có vị đắng, tính mát vào 4 kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường. Có tác dụng tốt cho việc thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, chỉ huyết, nhuận tràng, không đại tiện. 

Cùng với đó, cây lô hội còn có tác dụng cho việc chữa bệnh đau đầu, chóng mặt, đại tiện, bị viêm đại tràng, tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm mũi dị ứng,…

Cây lô hội thủy sinhCây lô hội còn có tác dụng cho việc chữa bệnh đau đầu, chóng mặt

10. Các tác dụng khác

Ngoài các công dụng nêu trên, lô hội còn được sử dụng với nhiều mục đích khác như:

  • Cây lô hội chữa bỏng.
  • Cây lô hội ngâm rượu chữa viêm xương khớp.
  • Cây lô hội trị mụn
  • Điều trị chứng động kinh, bệnh hen suyễn.
  • Điều trị chứng ngứa ngáy do bệnh viêm da dầu, vẩy nến và á sừng gây ra. 
  • Chữa cảm lạnh.
  • Chữa viêm trong miệng.
  • Chữa các bệnh về mắt như tăng nhãn áp.
  • Giảm cân.

III – Cách sử dụng cây lô hội trong việc điều trị mất ngủ

Cách sử dụng cây lô hội để điều trị mất ngủ, đau đầu và chóng mặt như sau: Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm lô hội 20g, lá dâu 20g và hoa đại 12g. Cho các nguyên liệu vào sắc rồi chia làm từ 2-3 lần uống. Mỗi ngày uống 1 thang và uống hết trong ngày.

Người sử dụng phải có những lưu ý rằng lô hội có tác dụng tẩy mạng gì vậy nên giảm lượng uống thuốc khi dùng có hiện tượng đi ngoài phân lỏng người đã bị đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng. Nên thận trọng khi dùng với người cao tuổi và phụ nữ có thai.

Cách sử dụng cây lô hội nha đamCây lô hội chữa mất ngủ hiệu quả

Bạn nên tham khảo và hỏi ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ nếu:

  • Bạn đang có thai và đang cho con bú, hãy tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cần cẩn trọng khi đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời gian dùng lô hội.
  • Những người dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong cây lô hội.
  • Những người dị ứng với thực phẩm, chất bảo quản, thuốc nhuộm, thực phẩm…
  • Sử dụng cây lô hội cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Cây lô hội có độc không? Những công dụng của cây lô hội là không thể phủ nhận. Nhưng nếu không sử dụng lô hội đúng cách thì sẽ lợi bất cập hại. Một số tác dụng phụ khi sử dụng lô hội như: 

  • Xuất hiện phản ứng dị ứng.
  • Đau dạ dày.
  • Tiêu chảy.
  • Chuột rút.
  • Các vấn đề về thận.
  • Rối loạn tim.
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu.
  • Kali thấp.
  • Giảm cân.

Do đó, khi sử dụng lô hội như một vị thuốc, bạn nên hỏi ý kiến và nhờ bác sĩ tư vấn về liều lượng cũng như cách dùng cây lô hội để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Cây lô hội dùng để làm gìKhi sử dụng lô hội như một vị thuốc, bạn nên hỏi ý kiến và nhờ bác sĩ tư vấn

Khi các thảo dược này kết hợp với nhau theo tiêu chuẩn và liều lượng chuẩn mực sẽ có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, tăng cường lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn máu não, giúp cải thiện các triệu chứng suy giảm trí nhớ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tê bì, nhức mỏi chân tay. Đồng thời giúp dưỡng tâm an thần, góp phần tạo giấc ngủ sâu, ngủ ngon hơn.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng