Cây bổ máu có tác dụng gì? Những tác dụng của cây bổ máu
Từ xa xưa những cây bổ máu đã được vận dụng và mang lại hiệu quả tốt cho sức khoẻ nên hiện nay vẫn được nhiều người săn lùng.
Nội dung chính
I – Những loại cây bổ máu có tác dụng gì?
Hiểu đơn giản cây bổ máu là loại cây có khả năng bổ máu cho cơ thể. Tác dụng của cây bổ máu gồm:
– Dưỡng huyết, bổ huyết, tăng cường lưu thông máu.
– Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon và ngủ ngon.
– Giải độc, mát gan, hạ men gan cao.
– Đào thải các chất độc bên trong cơ thể ra ngoài.
– Giúp da dẻ hồng hào và mịn màng.
– Giải độc, giải các chất cồn như rượu, bia.
II – Những cây thuốc bổ máu chỉ có tại Việt Nam
Bệnh thiếu máu não nếu phát hiện và điều trị sớm đúng cách sẽ đem lại kết quả tích cực. Ngoài phương pháp Tây y, một số người chọn phương pháp Đông y với lợi thế là ít tốn kém, không ảnh hưởng sức khoẻ và tác dụng lâu dài.
Người bệnh sử dụng những cây thuốc bổ máu để chữa thiếu máu não nhằm kích thích tuần hoàn máu não, thông kinh lạc.
1. Đương quy
Loại cây này được trồng nhiều ở một số tỉnh phía Tây Bắc như Lai Châu, Lào Cai, ở vùng Tây Nguyên như Lâm Đồng…
Vậy đương quy – cây bổ máu chữa bệnh gì? Đương quy kết hợp với xuyên khung, bạch thược, thục địa có tác dụng làm thuyên giảm các triệu chứng đau đầu hoa mắt, chóng mặt, cơ thể xanh xao.
Đầu rễ của cây thuốc bổ máu này có giá trị sử dụng cao hơn cả, phần cuối rễ thì tốt cho hoạt huyết.
2. Thục địa
Đây là loại cây sống lâu năm, toàn thân có bao phủ một lớp lông trắng mềm, mỗi cây gồm 5-7 củ.
Công dụng cây bổ máu: Thục địa có tác dụng kháng viêm, tăng cường sức khoẻ cho tim mạch, cầm máu. Ngoài ra còn giúp bảo vệ gan, lợi tiểu, chống các loại phóng xạ, nấm mốc…
Cây bổ máu Thục địa
3. Cây cỏ máu
Cây cỏ máu là tên gọi dân gian của thảo dược kê huyết đằng, từ lâu đã được xem là thảo dược giúp bổ máu và tăng cân hiệu quả. Nếu đang tìm kiếm cây bổ máu tăng cân thì bạn có thể sử dụng cây cỏ máu.
Theo y học cổ truyền, dược liệu cỏ máu quy vào 3 kinh gồm: Can, Thận, Tỳ có tác dụng bồi bổ khí huyết, mát gan, giải độc, điều hòa kinh nguyệt.
Thường sử dụng để điều trị các bệnh lý như thiếu máu; thiếu máu não; mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt; đau lưng, mỏi gối; kinh nguyệt không đều…
Theo nghiên cứu hiện đại, cây cỏ máu còn có tác dụng giảm đau, an thần. Cây bổ máu ngâm rượu hoặc sắc nước uống đều rất tốt cho sức khỏe.
4. Xuyên khung
Tác dụng cây bổ máu này là giúp trấn tĩnh hệ thần kinh trung ương, tạo ra sự hưng phấn đối với trung khu vận mạch, phạn xạ tuỷ sống và hô hấp.
Tinh dầu xuyên khung giúp làm giãn mạch máu ngoại vi, tăng lưu lượng máu mạch vành, tăng lượng oxy ở tim…Cần lưu ý liều lượng vì dùng nhiều quá sẽ khiến đại não bị tê liệt mạnh, hô hấp khó khăn, tụt huyết áp, nặng hơn sẽ dẫn tới chết người.
Cây bổ máu Xuyên khung
5. Rễ cây ngưu bàng
Ngưu bàng là một trong những cây thuốc bổ máu có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản, được đưa về Việt Nam trồng.
Rễ cây bổ máu ngưu bàng có tác dụng giảm sốt, “làm sạch” máu, điều trị cảm lạnh, chán ăn thần kinh, , ung thư, tiêu hoá, đau khớp, viêm bàng quang, gút.
Ngoài ra, thảo dược này còn có khả năng hỗ trợ kiểm soát chứng xơ cứng động mạch, bệnh gan và huyết áp cao.
6. Bồ công anh
Theo sách “những cây thuốc và vị thuốc quý Việt Nam” của GS. TS Đỗ Tất Lợi, cây bồ công anh có 3 lại khác nhau là bồ công anh Việt Nam, bồ công anh Trung Quốc và bồ công anh chỉ thiên.
Lá cây bổ máu bồ công anh có tác dụng bổ máu, chống loãng xương, tăng cường sức khỏe, chống suy nhược cơ thể và điều trị một số bệnh lý như: ung thư, đau dạ dày, viêm gan cấp tính, rối loạn gan mật, viêm loét dạ dày…
Cây bổ máu bồ công anh
>> Xem VIDEO 7 bài thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả từ cây CÚC TẦN <<
III – Lưu ý khi dùng các cây bổ máu
Trước khi sử dụng các cây thuốc bổ máu, bạn nên tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Việc tự ý mua và sử dụng các loại cây bổ máu không đúng liều lượng cũng như thời gian có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngoài ra, khi mua cây bổ máu ngoài việc quan tâm tới giá cây bổ máu, bạn nên tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn địa chỉ mua cây bổ máu tin cậy.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.