Tinh dầu cúc la mã có tác dụng gì? Công dụng từ chiết xuất cúc la mã
Nếu bạn đang tìm hiểu về cách chữa bệnh mất ngủ bằng hoa cúc La Mã thì tuyệt đối đừng bỏ qua những thông tin chúng tôi sắp chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
I – Hoa cúc la mã là gì?
Hoa cúc la mã tiếng Anh là Camomile; tên có tên khoa học là Marticaria hoặc Recutita, là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài hoa này được người Hy Lạp cổ phát hiện, trong đó có một số tính chất dược học và có mùi thơm đậm đặc.
Cây cúc La Mã hiện đã được truyền bá đến nhiều nước, thông thường để sử dụng thuốc chúng ta có thể sử dụng ở dạng nước uống hoặc chiết xuất thành tinh dầu để xoa…
Ý nghĩa hoa cúc La Mã: Hoa cúc La Mã chamomile tượng trưng cho tình yêu, sự lãng mạn và quyến rũ.
Dưới đây là một số hình ảnh hoa cúc la mã:
Hoa cúc La Mã là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc
Hoa cúc La Mã có mùi thơm đậm đặc
( → Xem thêm: Cây oải hương có tác dụng gì? Những tác dụng của cây Lavender.)
II – Hoa cúc la mã có tác dụng gì?
Trong phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng Hoạt huyết tìm hiểu công dụng cúc la mã đối với làn da và sức khỏe con người.
Trong các ghi chép chữ tượng hình, hoa cúc La Mã đã được sử dụng trong ngành thẩm mỹ ít nhất 2.000 năm. Và hiện nay, hoa cúc La Mã vẫn được sử dụng để sản xuất sữa rửa mặt cúc la mã, kem hoa cúc la mã, toner hoa cúc la mã, kem dưỡng chiết xuất hoa cúc la mã, nước hoa cúc la mã.
Hoặc có thể kết hợp với các nguyên liệu hoặc thành phần khác để tạo thành mặt nạ ngủ yến tươi hoa cúc la mã, collagen tổ yến tươi hoa cúc la mã, sữa rửa mặt cúc la mã tảo biển…
Tác dụng cúc la mã với da là làm sáng da, thải độc da, giảm thâm quầng quanh mắt, cúc la mã trị mụn, kích thích tái tạo và phục hồi da, tăng sức đề kháng cho da…
Do đó, bạn hoàn toàn có thể mua kem cúc la mã, sữa rửa mặt hoa cúc la mã hay mặt nạ yến tươi chiết xuất hoa cúc la mã về sử dụng khi gặp phải các vấn đề về da.
Tuy nhiên, khi mua các sản phẩm này bạn nên chọn mua của thương hiệu uy tín, nổi tiếng để đảm bảo chất lượng và độ an toàn.
Hoa cúc La Mã đã được sử dụng trong ngành thẩm mỹ ít nhất 2.000 năm
Ngoài việc sử dụng cúc la mã trong làm đẹp, hoa cúc la mã có công dụng gì khác? Là một trong những dược liệu cổ xưa nhất được biết đến cho nhân loại, rất nhiều chế phẩm khác nhau của hoa cúc La Mã đã được phát triển, phổ biến nhất là ở dạng trà thảo dược và mạnh nhất chính là tinh dầu hoa cúc la mã.
Vậy trà hoa cúc la mã và tinh dầu cúc la mã có tác dụng gì? Từ lâu, hoa cúc La Mã đã được người Ai Cập cổ xem là phương thuốc trị bách bệnh và có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người.
Các nhà nghiên cứu khoa học cho thấy, trong chiết xuất cúc la mã và tinh dầu hoa cúc La Mã có tới 120 chất chuyển hóa thứ cấp, bao gồm 36 flavonoid và 28 terpenoid.
Tinh dầu hoa cúc La Mã có mùi hương nồng ấm, ngọt ngào với thành phần chính là chamazulan – một chất có tác dụng xoa dịu và kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, còn có bisabolol có khả năng chống dị ứng, mẩn ngứa rất tốt.
Không chỉ vậy, còn có rất nhiều tác dụng của hoa cúc La Mã như:
– Trị đau thắt dạ dày do hoa cúc La Mã có chứa các thành phần chống co thắt và kháng viêm mạnh.
– Trị hội chứng ruột kích thích, buồn nôn và bệnh đau bụng do virus gây ra.
– Trị chứng đau đầu, đau nửa đầu, đau dây thần kinh mặt.
– Trị bỏng và các vết trầy xước.
– Hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, giúp cơ thể thư giãn và ngủ ngon, ngủ sâu.
– Điều hòa kinh nguyệt và trị chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt.
– Tăng sức đề kháng, chống cảm lạnh.
– Kiểm soát bệnh tiểu đường.
– Chống ung thư.
– Hỗ trợ chữa đau và viêm khớp.
– Chống trầm cảm và lo âu.
– Kích thích hệ tiêu hóa.
– Cải thiện sức khỏe tim mạch.
Trà hoa cúc La Mã hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như đau đầu, buồn ngủ, căng thẳng…
Công dụng của hoa cúc la mã với làn da và sức khỏe đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh. Chính vì vậy, rất nhiều người đã tìm mua hoa cúc la mã khô, bột hoa cúc la mã và tinh dầu hoa cúc la mã với mong muốn điều trị bệnh đồng thời cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.
Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ bày bán tinh dầu cũng như trà hoa cúc la mã nhưng không phải đơn vị nào cũng bán sản phẩm đảm bảo lượng.
Chính vì vậy, rất nhiều người đặt ra câu hỏi trà hoa cúc la mã mua ở đâu uy tín nhất hay địa chỉ bán hoa cúc la mã khô nào tin cậy nhất?
Tinh dầu cúc la mã webtretho cũng là cụm từ được nhiều người tìm kiếm với mong muốn tìm mua được sản phẩm chất lượng tốt nhất. Thậm chí, còn có người tìm mua hạt giống cúc La Mã về tự trồng.
Lời khuyên dành cho các bạn là nên chọn mua các sản phẩm chiết xuất từ hoa cúc La Mã có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại cửa hàng thuốc hoặc mỹ phẩm lớn, uy tín và có tên tuổi trên thị trường. Không nên mua các sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc xuất xứ, tên tuổi và thương hiệu.
(→ Xem thêm tác dụng của cây lô hội TẠI ĐÂY)
III – Cách sử dụng hoa cúc la mã trong việc trị mất ngủ
Để điều trị mất ngủ bằng hoa cúc La Mã, bạn có thể sử dụng 1 trong 2 cách sau:
– Lấy một thìa hoa cúc đã phơi khô pha vào 250ml nước đun sôi, để ngâm trong vòng 10 phút, rồi sau đó uống một cốc vào buổi tối trước bữa ăn, trước khi đi ngủ.
– Nếu dùng dầu nguyên chất thì ta nên cho 3 giọt vào gan bàn chân, lòng bàn tay, xoa nhẹ vào hai bên thái dương và vùng trán sẽ giúp cho bạn đi vào giấc ngủ khá là dễ, đồng thời làm giảm các triệu chứng của bệnh đau đầu.
Hoa cúc La Mã hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, giúp cơ thể thư giãn và ngủ ngon, ngủ sâu
Một vài lưu ý khi sử dụng cúc La Mã:
– Không nên tự mình sử dụng thảo dược hoa cúc La Mã, phải mua thảo dược này ở những cửa hàng thuốc và được sự chỉ dẫn từ các cửa hàng thuốc này.
– Nên dùng các loại hoa được hái từ tự nhiên, không nên dùng quá liều lượng mà nhà thuốc hướng dẫn, nhất là đối với tinh dầu.
– Phụ nữ mang thai không nên sử dụng hoa cúc La Mã.
– Những người đang dùng các thuốc chống đông máu hoặc bị chứng rối loạn xuất huyết được khuyến cáo không nên sử dụng cúc La Mã.
– Trà hoa cúc La Mã gây buồn ngủ nên những người vận hành máy móc và lái xe cần lưu ý khi sử dụng.
Để biết thêm thông tin về hoa cúc La Mã, bạn vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe 18001125 (miễn cước) để được tư vấn.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.