Đau đầu có nên gội đầu không? – Giải đáp từ chuyên gia!
Gội đầu được xem là hành động giúp bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái sau 1 ngày làm việc vất vả. Tuy nhiên, bị đau đầu có nên gội đầu không lại được xem là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm, vì theo 1 số thông tin, việc gội trong khi đau đầu có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe. Cùng các chuyên gia của Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này ngay sau đây!
Nội dung chính
I. Nguyên nhân của tình trạng đau đầu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu. Nhưng về cơ bản, lý do của tình trạng này được chia thành 2 nhóm, bao gồm: Đau đầu do bệnh lý và không do bệnh lý. Cụ thể như sau:
– Nguyên nhân đau đầu do bệnh lý
Các bệnh lý có thể là nguyên nhân gây đau đầu gồm:
+ Viêm xoang: Khoảng 90% các trường hợp bệnh nhân viêm xoang có triệu chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu. Muốn loại bỏ dứt điểm triệu chứng này, bạn cần điều trị khỏi bệnh viêm xoang.
Bệnh viêm xoang gây đau đầu thường xuyên.
+ Đau nửa đầu Migraine: Y học thường gọi là đau đầu vận mạch hoặc rối loạn vận mạch não. Cơn đau đầu do bệnh này thường xuất hiện vào buổi sáng, bệnh nhân thường sẽ đau theo từng cơn, từ mức độ vừa cho tới dữ dội.
+ Tăng nhãn áp: Đây là bệnh lý thần kinh ở khu vực mắt, căn bệnh này thường khiến người bệnh xuất hiện những cơn đau nửa đầu dữ dội. Ngoài ra, bệnh còn có triệu chứng đỏ mắt, suy giảm thị lực.
+ Thiếu máu: Đặc biệt là thiếu máu lên não gây ra các cơn đau nhức đầu nghiêm trọng, kèm theo nhiều triệu chứng khác nhau chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn…
+ Tai biến mạch máu não: Ngoài triệu chứng đau nhức đầu liên tục, bệnh nhân bị tai biến mạch máu não còn có các dấu hiệu khác nhau nôn mửa, suy giảm thị lực, giảm khả năng nói, tê bì vùng mặt, mất thăng bằng,…
+ Khối u não: Thống kê cho thấy, có khoảng 50% bệnh nhân có khối u não thường xuyên bị đau đầu không rõ nguyên nhân, cơn đau nhiều hơn về đêm đến sáng.
+ Nhiễm trùng não hoặc màng não: Đau đầu liên tục, sợ ánh sáng và tiếng động, sốt, cứng vùng gáy… là những triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm trùng não hoặc màng não.
+ Di chứng chấn thương: Các chấn thương gây va đập vùng đầu từ nhẹ tới nặng gây tổn thương máu tụ mạn tính cũng là nguyên nhân gây đau đầu.
– Nguyên nhân đau đầu không do bệnh lý
Các nguyên nhân gây tình trạng đau đầu không phải do bệnh lý gồm:
+ Cơ thể bị mất nước gây thiếu máu và thiếu oxy lên não.
+ Căng thẳng và stress kéo dài, thường xuyên lo âu.
+ Những người thường xuyên thức khuya, người bị lệch múi giờ do di chuyển giữa nhiều quốc gia cũng dễ gặp phải các cơn đau vùng đầu
+ Thay đổi hormone ở phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh hay đang trong kỳ kinh.
+ Gội đầu nước lạnh bị đau đầu: Dùng nước lạnh gội đầu có thể khiến mạch máu co lại đột ngột, gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và tối sầm mắt lại.
Ngoài ra, cơn đau đầu cũng có thể xuất hiện bởi 1 số yếu tố khác như: Tác dụng phụ của 1 số loại thuốc, do uống nhiều rượu bia,…
🏵️🏵️🏵️Đọc thêm để biết: Phương pháp nghe nhạc giảm đau đầu hiệu quả
II. Đau đầu có nên gội đầu không?
Nhiều người có thói quen gội đầu khi bị đau đầu để thấy sảng khoái, mát mẻ và tỉnh táo hơn. Nhưng việc xuất hiện các thông tin không nên gội đầu khi bị đau đầu vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy khi đang bị đau đầu thì có nên gội đầu không?
Đau đầu có nên gội đầu không là băn khoăn của rất nhiều người.
1. Với cơn đau đầu, chóng mặt tự nhiên
Như chúng tôi đã nói ở trên, việc gội đầu khi đang đau đầu có thể giúp bạn cảm thấy mát mẻ, tỉnh táo, sảng khoái. Sở dĩ như vậy là do việc gội đầu tương tự massage, giúp kích thích lưu thông các mạch máu, hỗ trợ đưa oxy lên não từ đó làm giảm cơn đau đầu.
2. Với cơn đau đầu do bệnh lý
Trường hợp đau đầu do bệnh lý bạn vẫn có thể gội đầu bình thường nhưng cần lựa chọn thời điểm gội phù hợp và an toàn.
Thời điểm phù hợp nhất với những người bị đau đầu do bệnh lý có thể gội đầu là từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Đây được xem là thời điểm tóc đã dễ khô, đồng thời lượng máu lưu thông cũng ổn định hơn.
Người đau đầu do bệnh lý vẫn có thể gội đầu được
Trường hợp không thể gội vào khoảng thời gian lý tưởng này, bạn vẫn có thể gội vào buổi tối nhưng cần lưu ý gội trước 20 giờ.
III. Một số thời điểm tuyệt đối không gội đầu
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn TUYỆT ĐỐI không được gội đầu vào các thời điểm sau đây:
1. Gội đầu bằng nước lạnh khi đang ốm, sốt
Trong khi đang ốm và sốt, cơ thể bạn bị suy yếu và sức đề kháng cũng suy giảm. Do đó, việc gội đầu vào thời điểm này, đặc biệt là gội đầu bằng nước lạnh rất dễ gây ra các tổn thương.
Gội đầu khi ốm, sốt sẽ rất dễ bị cảm
Một trong những hiện tượng người bị ốm sốt gội đầu gặp phải chính là cảm lạnh, Đông y gọi là chứng phong hàn. Đây là hậu quả rất nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
2. Ngay sau khi ăn no
Gội đầu ngay sau khi ăn no có thể gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa và gây ra các bệnh lý về dạ dày.
Ngoài ra, với người mắc các bệnh về tim mạch, việc gội đầu sau khi ăn no có thể khiến bạn gặp phải các biến chứng nguy hiểm, có thể kể đến như: Thiếu máu cục bộ ở tim, các bệnh về mạch máu não,…
3. Gội đầu quá khuya
Hành động gội đầu quá khuya và để tóc ướt đi ngủ sẽ gây co rút các dây thần kinh, khiến mạch máu tắc nghẽn, không cung cấp đủ máu cho các dây thần kinh mặt. Từ đó khiến bạn gặp phải nhiều triệu chứng nguy hiểm như: Liệt mặt, méo miệng, đột quỵ…
Ngoài ra, việc gội đầu quá khuya cũng khiến bạn bị: Đau đầu kinh niên, nấm đầu,… Vì vậy, để tránh những vấn đề nguy hiểm xảy ra với sức khỏe, tốt nhất bạn nên gội đầu trước 20 giờ hàng ngày.
4. Gội đầu nước lạnh khi uống rượu say
Nôn mửa, mặt mũi xây xẩm, chóng mặt,…. là những triệu chứng vô cùng nguy hiểm nếu bạn thực hiện gội đầu bằng nước lạnh.
Đặc biệt, với những người có tiền sử tim mạch, bạn cần tuyệt đối tránh việc gội đầu bằng nước lạnh ngay trong khi say rượu.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.