Đau đầu về đêm là bệnh gì? Nguy hiểm không? Cách chữa!
Đau đầu về đêm là tình trạng không hề hiếm gặp, nhất là với người bước vào giai đoạn từ tuổi trung niên. Nếu không được xử lý kịp thời, những cơn đau đầu vào buổi đêm sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống, nguy hiểm hơn có thể gây ra những tổn thương ở não bộ, làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ, đột quỵ và tử vong.
Nội dung chính
I. Tìm hiểu tình trạng đau đầu vào ban đêm
Đau đầu ban đêm hay đau đầu giảm trương lực là tình trạng cơn đau đầu xuất hiện vào đêm gây gián đoạn giấc ngủ.
Đau đầu lúc nửa đêm là một chứng đau đầu nguyên phát và mãn tính, không do một bệnh lý nào khác gây nên.
Cơn đau thường lặp đi lặp lại vào các khung giờ cố định về đêm khiến người bệnh thức giấc.
Đau đầu về đêm là tình trạng cơn đau đầu xuất hiện vào buổi đêm gây gián đoạn giấc ngủ
Tình trạng nửa đêm bị đau đầu được chia thành 2 nhóm chính như sau:
– Đau đầu nguyên phát: Các cơn đau về đêm xảy ra độc lập, không đi kèm các triệu chứng khác.
– Đau đầu thứ phát: Xảy ra do tác động từ các yếu tố bên ngoài như lối sống, môi trường sống, chế độ sinh hoạt hoặc áp lực gây căng thẳng.
Hiện tượng đau đầu nửa đêm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở đối tượng tuổi trung niên.
Đặc điểm và triệu chứng của tình trạng này như sau:
– Cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói như dao đâm.
– Đau ở hai hoặc một bên đầu.
– Cơn đau có thể ngắn hoặc kéo dài từ 15 phút đến 4 tiếng đồng hồ.
– Những cơn cơn đau đầu có thể xuất hiện 1 hoặc nhiều lần trong một đêm.
– Khung giờ cơn nhức đầu nửa đêm xuất hiện thường là từ 2-4 giờ sáng.
– Đau đầu vào ban đêm có thể kèm theo triệu chứng như: Chảy nước mắt, mí mắt sụp xuống, nghẹt mũi, căng thẳng buồn nôn, đau nửa đầu, nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng.
II. Nguyên nhân đau đầu về đêm
Các nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu về ban đêm bao gồm:
1. Do đau đầu hạ thần kinh
Cơn đau đầu hạ thần kinh thường xuất hiện khi bệnh nhân đã ngủ và kéo dài.
Cơn đau tập trung chủ yếu ở bên thái dương và kèm theo triệu chứng đau nhức khắp cơ thể, uể oải, mệt mỏi.
Tình trạng đau đầu hạ thần kinh chủ yếu xảy ra ở nhóm đối tượng người trung niên.
2. Đau nhức đầu nửa đêm do căng thẳng
Tâm lý căng thẳng và lo lắng quá mức khiến Hormone Cortisol tăng tiết mạnh và làm suy giảm Hormone Melatonin.
Điều này chính là nguyên nhân gây kích thích và làm xuất hiện những cơn đau đầu về đêm.
Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau âm ỉ hoặc có cảm giác như có lực đè lên phần đầu.
Kèm theo là các triệu chứng đau ở vai và cổ.
3. Đau đầu về đêm do đau nửa đầu
Hay đau đầu vào ban đêm còn do đau nửa đầu, cơn đau nửa đầu thường xảy ra ở bên phải hoặc bên trái của đầu.
Cơn đau kéo dài và lan rộng sang vùng gáy khiến người bệnh mất tập trung.
Ngoài đau đầu, người bệnh còn nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng.
Nguyên nhân gây đau nửa đầu thường xuất phát từ việc nồng độ nội tiết trong cơ thể thay đổi, áp lực và căng thẳng tâm lý.
4. Thường xuyên đau vào ban đêm từng cụm
Cơn đau đầu từng cụm đặc trưng bởi những cơn đau ở từng khu vực, có thể là quang thái dương, quanh mắt hoặc má.
Cơn đau thường kèm triệu chứng chảy nước mắt, nghẹt mũi, sụp mí mắt, cơ thể bồn chồn và khó chịu.
Những cơn đau đầu từng cụm thường lặp lại ở một khoảng thời gian cố định và kéo dài từ vài tuần trở lên.
Triệu chứng này nếu xuất hiện vào ban đêm sẽ gây mất ngủ, bệnh nhân thiếu sức sống, mệt mỏi, sức khỏe suy giảm ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày.
III. Đau đầu về đêm có nguy hiểm không?
Hay bị đau đầu vào ban đêm gây mất ngủ, gián đoạn giấc ngủ khiến người bệnh uể oải, mệt mỏi, thiếu sức sống và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như hiệu quả công việc.
Nghiêm trọng hơn nếu tình trạng đau đầu vào đêm và sáng xuất hiện liên tục và diễn ra trong thời gian dài trên 2 tháng, không có biện pháp can thiệp, người bệnh dễ cáu gắt và trầm cảm.
Đau đầu về đêm kéo dài dễ gây trầm cảm, tổn thương não bộ, thậm chí là đột quỵ
Thậm chí, còn gây ra các tổn thương ở não bộ, tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ, đột quỵ và tử vong.
Để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên đi thăm khám ngay khi thấy cơ triệu chứng và dấu hiệu dưới đây:
– Cơn đau đầu về đêm khác với các cơn đau trước đó.
– Cơn đau đầu kèm theo triệu chứng: Khó nói, khó nhìn, lú lẫn, mất thăng bằng, ngất xỉu, sốt cao, cổ cứng bất thường, tê hoặc yếu ở một bên của cơ thể.
Xem thêm: Hay bị đau đầu nên ăn gì và không nên ăn gì là tốt nhất? Thực đơn
IV. Cách chữa đau đầu vào ban đêm
Để khắc phục tình trạng đau đầu sốt về đêm, người bệnh cần chú ý thay đổi thực đơn ăn uống hàng ngày kết hợp rèn luyện và nghỉ ngơi khoa học.
Nếu cơn đau đầu không thuyên giảm, người bệnh nên đến gặp bác sĩ tìm ra căn nguyên gây bệnh và có giải pháp điều trị phù hợp.
1. Kết hợp rèn luyện và nghỉ ngơi
Việc đầu tiên người bệnh nên làm khi bị đau đầu về chiều và đêm là dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ một giấc thật sâu và tránh căng thẳng tâm lý.
Tránh xa nơi có ánh sáng mạnh và tiếng ồn lớn; nên nằm nghỉ ở nơi thoáng đãng, ánh sáng dịu nhẹ và yên tĩnh.
Việc đầu tiên nên làm khi bị đau đầu về chiều và đêm là dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn
Bên cạnh đó, kết hợp rèn luyện tập thể thao với các bộ môn phù hợp như đi bộ, đạp xe, yoga, thiền… cũng hỗ trợ giảm và phòng ngừa tình trạng thường xuyên đau đầu vào ban đêm.
Vì khi vận động, cơ thể sẽ giải phóng ra nhiều hormon endorphins giúp giảm đau tự nhiên đồng thời giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn.
2. Thay đổi thực đơn hàng ngày
Thực đơn ăn uống khoa học với các thực phẩm tốt cho não bộ và thần kinh giúp hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa tình trạng đau đầu và đau nửa đầu về đêm một cách hiệu quả.
Theo đó, bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B2, B6 và B12; hoa quả và rau xanh nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa (cải xoăn, rau bina, cải bẹ, ớt chuông, cà rốt, củ cải đường, việt quất, dâu tây, mâm xôi…);
Thực đơn ăn uống khoa học với các thực phẩm tốt cho não bộ và thần kinh.
Bên cạnh đó bạn cũng cần uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày; sử dụng các thực phẩm giàu axit béo omega-3 và DHA như các loại cá…
Đồng thời, người bị đau đầu về đêm cần hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường; thực phẩm sử dụng đường hóa học; đồ ăn nhanh; thức ăn chứa tyramine; món ăn nhiều gia vị; không nên uống rượu bia, hút thuốc lá…
3. Tìm hiểu rõ căn nguyên bệnh
Trường hợp đã nghỉ ngơi và thay đổi thực đơn ăn uống nhưng cơn đau không thuyên giảm, thậm chí tăng tần suất, thời gian và mức độ thì nên đi khám ngay để được chẩn đoán và triệu kịp thời.
Căn cứ vào nguyên nhân gây đau đầu, bác sĩ có thể chỉ định một số cách chữa đau đầu vào ban đêm dưới đây:
– Thuốc Tây y: Bệnh nhân có thể được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau không kê đơn hoặc chống viêm không steroid. Khi dùng thuốc, người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những hệ luỵ không mong muốn.
– Dùng thức uống chứa caffeine: Caffeine có khả năng làm co mạch máu và tăng tỉnh táo nên có khả năng giảm triệu chứng đau đầu về đêm.
Việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên có thể không tốt cho sức khỏe.
Về lâu dài, người bệnh nên sử dụng cải sản phẩm có công dụng cải thiện lưu thông máu và bổ máu nguồn gốc tự nhiên như Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc.
Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc hỗ trợ cải thiện chứng đau đầu
Tinh chất cao Bacopa cùng các thảo dược tự nhiên khác trong Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc gồm: Ngưu tất, cao bạch quả, xuyên khung, ích mẫu, sinh địa, đan sâm và ngưu tất
Những thành phần này có công dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn máu não giúp lưu thông máu tốt, giảm đau đầu hiệu quả.
Ngoài hoạt huyết, Sản phẩm viên uống Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc còn có công dụng bổ huyết, giúp hỗ trợ giảm triệu chứng mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, tiền đình, tê bì và nhức mỏi chân tay, tăng cường trí nhớ.
Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
IV. Cách giúp ngăn ngừa đau đầu về đêm
Để phòng ngừa các đau đầu về ban đêm xuất hiện, cần chú ý bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể, duy trì thói quen sống khoa học và tập thể dục thể thao đều đặn.
Dưới đây là một số gợi ý cụ thể cho bạn:
1. Lối sống lành mạnh
Thói quen sống và lối sống lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, trong đó có tình trạng đau đầu về đêm. Theo đó, hãy đảm bảo:
– Đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định.
– Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm.
– Tránh tiếp xúc với thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ khoảng 1-2 tiếng.
– Không uống cà phê, bua rượu, trà vào buổi chiều hoặc gần sát giờ đi ngủ
– Thư giãn có thẻ trước khi đi ngủ bằng cách nghe nhạc, đọc sách, thiền hoặc tập yoga.
– Đảm bảo phòng ngủ thoáng mát và yên tĩnh.
– Lựa chọn loại đệm và gối chất lượng, không dùng gối quá cao sẽ gây đau mỏi vai gáy.
2. Dinh dưỡng khoa học và đầy đủ
Chế độ ăn uống hàng ngày cần đảm bảo khoa học và cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cho cơ thể gồm: Tinh bột, đường, béo, vitamin và chất khoáng.
Đặc biệt, thực đơn ăn uống hàng ngày nên tăng cường bổ sung nhiều vitamin, các chất chống oxy hoá và Omega-3 qua các thực phẩm như: cá hồi, bơ, rau xanh, khoai lang, các loại hạt.
Đây đều là các thực tốt cho sức khỏe não bộ giúp phòng ngừa đau đầu về đêm.
3. Thể thao thể dục hàng ngày
Bên cạnh đó, cần chú ý tập thể dục thể thao thường xuyên và đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Điều này giúp tăng cường lưu thông máu và trao đổi chất trong cơ thể để sức khỏe luôn ở trạng thái tốt nhất.
Các cơn đau đầu về ban đêm thường xuyên xuất hiện làm gián đoạn giấc ngủ, thậm chí có thể gây tổn thương não bộ nếu cơn đau kéo dài không được điều trị.
Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan, hãy chủ động thăm khám sớm để bảo vệ sức khỏe của mình nhé!
Để biết thêm thông tin về chứng đau đầu về đêm và cách sử dụng Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc, bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài 1800 1125 (miễn cước) để được dược sĩ tư vấn.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.