Đau dây thần kinh chẩm có nguy hiểm không? Nguyên nhân và điều trị

01-01-2024

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Đau dây thần kinh chẩm khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau đầu khó chịu với cảm giác nhói, nhức, buốt như điện giật. Bệnh có thể được kiểm soát nếu người bệnh phát hiện và điều trị kịp thời. Để có được những thông tin chính xác về căn bệnh này, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây của Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc!

I. Đau dây thần kinh chẩm là gì?

Dây thần kinh chẩm hai sợi thần kinh lớn, có vị trí từ giữa đốt sống cổ trên và đi qua các cơ ở phía sau vào da đầu đồng thời chi phối cảm giác ở khu vực này.

đau dây thần kinh chẩm

Dây thần kinh chẩm bị kích thích sẽ gây đau như điện giật, bắn, đâm hoặc ngứa ran.

Khi dây thần kinh chẩm bị kích thích sẽ gây cảm giác đau như điện giật, bắn, đâm hoặc ngứa ran. Cơn đau thường chỉ ảnh hưởng ở phía sau đầu, ít lan ra phía trước về một bên mắt. 

II. Nguyên nhân đau dây thần kinh chẩm

Bệnh đau thần kinh chẩm xảy ra khi cơ cổ bị căng kéo dài hoặc dây thần kinh bị chèn ép.

Ngoài ra, nguyên nhân đau dây thần kinh chẩm cũng có thể là do vùng đầu và cổ bị chấn thương. 

thuốc điều trị đau dây thần kinh chẩm

Cơn đau có thể có nguyên nhân hoặc không có nguyên nhân.

Trường hợp đau dây thần kinh chẩm có nguyên nhân thì lý do có thể từ các bệnh lý, cụ thể:

– Các dây thần kinh chẩm bị chấn thương.

– Khớp đốt sống cổ trên bị thoái hóa. 

– Thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép lên các rễ thần kinh C2 và/hoặc C3 ở cổ và các dây thần kinh chẩm.

– Các khối u ảnh hưởng đến dây thần kinh C2, C3 ở cổ.

– Cổ bị thoát vị đĩa đệm.

– Bệnh gout. 

– Bệnh tiểu đường, đái tháo đường. 

– Nhiễm trùng. 

– Viêm mạch máu.

– Rối loạn chuyển hóa. 

Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, tình trạng đau dây thần kinh chẩm nhỏ và lớn không có nguyên nhân rõ ràng hoặc do cơ cổ bị căng mãn tính. 

III. Đau dây thần kinh chẩm có triệu chứng gì?

Việc nhận biết sớm bệnh đau dây thần kinh chẩm giúp người bệnh chủ động thăm khám và có hướng xử lý kịp thời. Các triệu chứng của bệnh thường gồm:

đau dây thần kinh chẩm có nguy hiểm

– Cảm giác đau nhức như bỏng rát, có thể đau nhói liên tục hoặc như bị điện giật từng cơn.

– Người bệnh có cảm giác bị đau sau mắt ở một bên đầu.

– Đau nhói, rát hoặc nhức từ phía cổ lên sau đầu. 

– Cảm giác đau như kim đâm xuyên thấu ở vùng đầu cổ sau. 

– Cơn đau có thể lan sang cả hai bên đầu.

– Đau nhiều hơn khi cử động cổ.

– Cơn đau và cảm giác khó chịu tăng dù người bệnh chỉ chỉ đầu.

– Nhạy cảm với ánh sáng.

Triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh này chính là các cơn đau.

Những cơn đau này xuất hiện thường xuyên và gần tương tự như cơn đau đầu co thắt hoặc đau nửa đầu.

Trong một số trường hợp, người bệnh còn bị đau nửa đầu và đau đầu.

Đọc thêm: Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì? Cách điều trị!

IV. Đau dây thần kinh chẩm có nguy hiểm không?

Đau thần kinh chẩm không phải là tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Hầu hết người bệnh đều thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi và uống thuốc.

Tuy nhiên, căn bệnh này khiến người bệnh phải chịu đựng các cơn đau buốt.

đau dây thần kinh chẩm có chữa được không

Cơn đau xuất hiện đột ngột có thể gây nguy hiểm khi người bệnh đang đi xe, di chuyển thực hiện một hoạt động dễ xảy ra tai nạn.

Không chỉ vậy, cơn đau dây thần kinh chẩm phải và trái còn có thể gây ra những vấn đề sức khỏe khác như:

– Cơn đau cấp tính khiến huyết áp đột ngột tăng.

– Đau mắt.

– Đau răng.

– Có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh sinh ba (trigeminal nerve).

Trong một số trường hợp, cơn đau kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc bệnh lý cần được điều trị y tế.

Do đó, bệnh nhân nên đi thăm khám nếu thấy xuất hiện những triệu chứng sau:

– Đau đầu dữ dội và đột ngột.

– Sốt cao.

phác đồ điều trị đau dây thần kinh chẩm

– Nôn và buồn nôn.

– Không thể cử động hàm dưới.

– Hôn mê.

– Lú lẫn.

– Co giật.

V. Phương pháp chẩn đoán đau dây thần kinh chẩm

Hiện vẫn chưa có các xét nghiệm cụ thể nên việc chẩn đoán bệnh dây thần kinh chẩm rất phức tạp.

Quy trình chẩn đoán như sau:

1. Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ thăm khám qua triệu chứng người bệnh mô tả kết hợp kiểm tra thần kinh và thể chất.

bấm huyệt chữa đau dây thần kinh chẩm

Nếu không phát hiện bất thường, bệnh nhân có thể cần thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng để xác định xem có đúng bị đau dây thần kinh chẩm không.

2. Thăm khám cận lâm sàng

Một số xét nghiệm cận lâm sàng dùng trong chẩn đoán đau dây thần kinh chẩm gồm:

– Chụp MRI: Quan sát cấu trúc vùng cần chẩn đoán dưới hình ảnh 3 chiều.

– Chụp CT scan: Quan sát hình dạng và kích thước của vùng cần chẩn đoán.

– Block thần kinh chẩm: Thường dùng để chẩn đoán đau đầu và đau thần kinh chẩm do nguyên nhân từ cổ.

VI. Cách chữa đau dây thần kinh chẩm

Bệnh đau dây thần kinh chẩm không thể chữa khỏi hoàn toàn, điều trị chỉ giúp giảm cơn đau và cảm giác khó chịu.

Để cải thiện cơn đau, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh và sức khỏe của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.

Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay gồm:

1. Điều trị không phẫu thuật

Các phương pháp điều trị đau dây thần kinh chẩm không phẫu thuật gồm:

– Nhiệt: Đặt thiết bị sưởi ấm vào vị trí đau nhức giúp giảm đau và mang lại cảm giác nhẹ nhõm, dễ chịu cho người bệnh. 

– Vật lý trị liệu: Phương pháp điều trị này đòi hỏi sự kiên nhẫn, thời gian. Hiệu quả cũng tùy thuộc cơ địa của từng bệnh nhân và thường không như các cách điều trị khác. 

– Bấm huyệt: Bấm huyệt chữa đau dây thần kinh chẩm phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới cho hiệu quả.

– Uống thuốc điều trị: Loại thuốc chữa đau thần kinh chẩm được bác sĩ dùng hiện nay là: thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ, thuốc chống co giật.

đau dây thần kinh chẩm uống thuốc gì

Điều trị đau dây thần kinh chẩm bằng thuốc

– Phong bế dây thần kinh chẩm: Là kỹ thuật gây tê tại chỗ sau đó tiêm hỗn hợp thuốc gây tê và chống viêm corticoid vào dây thần kinh để cắt cơn đau.

– Kích thích dây thần kinh chẩm: Cách chữa bệnh đau thần kinh chẩm này được thực hiện qua da nhằm kích thích dây thần kinh chẩm hoạt động tốt hơn giúp giảm đau. 

– Tiêm botox: Phương pháp điều trị này giúp hạn chế nguy cơ viêm dây thần kinh. Botox sau khi đi vào cơ thể sẽ đến các dây thần kinh và ngăn chặn giải phóng các chất hóa học liên quan đến hoạt động truyền tín hiệu đau đến não. 

2. Điều trị phẫu thuật

Cách điều trị đau dây thần kinh chẩm chỉ được sử dụng khi các phương pháp không phẫu thuật không mang lại hiệu quả, bệnh có dấu hiệu trở nặng và xuất hiện biến chứng.

Các phương pháp phẫu thuật trị đau thần kinh chẩm hiện gồm có:

– Kích thích tủy sống:

Bác sĩ tiến hành phẫu thuật để đặt điện cực vào phần tủy sống nhằm tạo ra các xung điện nhỏ kích thích tủy sống cũng như đốt sống.

Các thiết bị này còn có khả năng tạo ra xung điện để ngăn chặn tín hiệu đau truyền tới não, từ đó hạn chế cơn đau dây thần kinh chẩm.

đau dây thần kinh chẩm có nguy hiểm không

– Kích thích dây thần kinh chẩm:

Cách thực hiện tương tự như kích thích tủy sống nhưng vị trí đặt các điện cực là ở dưới da và gần với các dây thần kinh chẩm.

– Vi phẫu giải ép mạch máu:

Bác sĩ thực hiện phẫu thuật để tách mạch máu chèn ép dây thần kinh ra.

Các dây thần kinh sau đó bớt nhạy cảm, phục hồi và không gây cảm giác đau nữa.

– Cắt bỏ hạch ở tủy sống cổ C2 và C3:

Phẫu thuật loại bỏ các hạch xuất hiện ở tủy sống cổ C2 và C3 để trị cơn đau đớn cho dây thần kinh chẩm gây ra.

VII. Lưu ý khi điều trị đau dây thần kinh chẩm

Để quá trình điều trị đau dây thần kinh chẩm an toàn và đạt hiệu quả cao, người bệnh cần tuân thủ những lưu ý dưới đây:

– Cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra, không tự ý thay đổi và điều chỉnh.

– Tái khám định kỳ sau điều trị theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời phát hiện bất thường và kiểm soát bệnh.

triệu chứng đau dây thần kinh chẩm

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa bệnh tái phát.

– Tập luyện và vận động phù hợp giúp tăng đề kháng, kích thích lưu thông máu phòng ngừa bệnh. 

Đau dây thần kinh chẩm tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều phiền toái cho cuộc sống. Trong đa số các trường hợp, cơn đau sẽ thuyên giảm sau khi bệnh nhân uống thuốc kết hợp nghỉ ngơi.

Nếu cơn đau tăng nặng kèm theo sốt cao, buồn nôn, người bệnh nên đi khám ngay lập tức.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng