Cây xuyên khung là gì? Thành phần, Công dụng, Cách sử dụng

29-04-2021

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Cây xuyên khung là thảo dược quý có tác dụng chữa phong nhiệt, hậu sản, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, xuất huyết tử cung… Cùng Hoạt huyết bổ máu tìm hiểu kỹ hơn về thành phần, công dụng và cách dùng của xuyên khung dược liệu qua bài viết dưới đây nhé!

Hình ảnh cây xuyên khung

I – Cây xuyên khung là gì?

Cây xuyên khung rất nhiều tên gọi khác nhau như dược cần, mã hàm cung, khung cùng, phủ khung, tây khung, xà ty thảo, hương thảo, giải mạc gia… Tên khoa học của cây xuyên khung là Ligusticum striatum, cây thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). 

Xuyên khung là cây gì? Dược cần là cây thân thảo sống lâu năm, chiều cao trung bình khi trưởng thành vào khoảng 30 – 120cm. Thân cây mọc thẳng, ít đâm cành, ruột thân cây rỗng, bên ngoài có các đường gân chạy theo chiều dọc. Lá cây mọc so le và có màu xanh, dạng kép lông chim được tạo thành bởi 3 – 5 cặp lá chét.  

Hoa của cây ngưu tất mọc thành tán ở vị trí đầu cành, thường ra vào tháng 7 đến tháng 9. Quả song bế, hình trứng và thuôn dài.

Củ xuyên khung có kích thước bằng nắm tay, vỏ màu đen vàng, xù xì và có hình khối bất định. Bên trong củ cây xuyên khung có vằn tròn và màu vàng trắng, khi ngửi có mùi thơm, có vị hơi cay và tê.

Cây xuyên khung là cây bản địa của Trung Quốc. Ở Việt Nam, mã hàm cung mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên.

Củ rễ cây tây khung là bộ phận chủ yếu được thu hái và sử dụng làm dược liệu để chữa bệnh. Củ rễ xuyên khung được thu hoạch chủ yếu vào tháng 10 đến hết tháng 12 hàng năm. Sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch rồi đem sấy hoặc phơi khô.

Xuyên khung giá bao nhiêu? Giá xuyên khung trên thị trường hiện có giá bán tham khảo khoảng 190.000 VNĐ/1kg. Bạn nên tìm đến các cửa hàng đông y lớn và uy tín để đảm bảo mua được khung cùng chất lượng và an toàn.

( → Xem thêm: Cây ngưu tất là gì? Ngưu tất có tác dụng gì? Các tác dụng ngưu tất)

II – Thành phần của cây xuyên khung

Phân tích rễ củ xà ty thảo, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều rất nhiều các hoạt chất như:

– Ancaloid.

– Saponin.

– Protocatechuic acid.

– Chuanxiongzine.

– Perlolyrine.

– 1-Hydroxy-1-3-Methoxy-4-hydroxyphenyl ethane.

– Indole.

– Hydroxybenzoic acid.

– Phytochemistry.

– Tetramethylpyrazine.

– Wallichilide.

– 1-5-Hydroxymethyl-2-Furyl-9H-pyrido.

– Tetramethylpyrazine.

– 3-Butylidenephthalide.

– 3-Butylidene-7-Hydroxyphthalide.

– Tetramethylpyrazine.

– Ligustilide.

– Coffeic acid….

– Protocatechuic acid.

–  4-Hydroxy-3-Methoxy styrene.

III – Cây xuyên khung có tác dụng gì? 

Dưới đây là tác dụng của giải mạc gia theo y học cổ truyền và y học hiện đại: 

1. Tác dụng của xuyên khung theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, cây mã hàm cung có vị đắng, cay, hơi ngọt, tính ấm; quy kinh Can, Đởm, Tỳ, Tam Tiêu.

Tác dụng: Bổ huyết, khai uất, khu phong, nhuận táo, chỉ thống, nhuận can, khứ phong. Chủ trị đau đầu, rối loạn kinh nguyệt, đau khớp, đau bụng kinh, căng tức ngực sườn, liệt nửa người do tai biến, sản hậu,…

2. Tác dụng của xuyên khung theo y học hiện đại

Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, xuyên khung có các tác dụng sau:

– Kháng khuẩn, kháng sinh: Dược cần có khả năng ức chế một số loại vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn tả, thương hàn và Shigella sonnei. 

Xuyên khung có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon và sâu hơn.

– Làm tăng co bóp hoặc giảm nhịp tim.

– Kích thích lưu thông tuần hoàn máu não.

Xuyên khung tác dụng hạ huyết áp.

– Ức chế co bóp tử cung.

– Chống đông máu.

– Làm ngưng tập tiểu cầu.

IV – Cách sử dụng xuyên khung trong điều trị bệnh

Để sử dụng xà ty thảo chữa bệnh hiệu quả, bạn có thể sắc giải mạc gia lấy nước uống, tán dược cần thành bột, xuyên khung ngâm rượu hoặc chế biến thành các món ăn. Cụ thể:

1. Xuyên khung sắc uống

– Chữa hậu sản, huyết khối tĩnh mạch: Chuẩn bị các vị thuốc 20g cây xuyên khung nam, 8g giả tô (kinh giới), 40g tần quy. Đem sao đen giả tô rồi cho tất cả các vị thuốc vào ấm sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 thang.

Chữa nhức đầu, phong nhiệt: Cho 4g phủ khung và 8g trà diệp vào sắc cùng 400ml. Sắc còn 200ml thì chia làm 3 lần uống hết trong ngày.

– Điều trị đau nhức toàn thân: Chuẩn bị 6g tây khung, 6g bạc hà, 4g cam thảo, 4g tế tân, 12g kinh giới, 12g bạch chỉ và 12g phòng phong. Cho các dược liệu vào sắc lấy nước uống thay cho nước trà.

– Khắc phục chứng hôi miệng: Cho 30g xuyên khung vào nấu với nước. Chờ nước nguội thì ngậm và súc miệng vài lần mỗi ngày.

– Hạ huyết áp, chữa bệnh tắc mạch máu não, bệnh ở động mạch vành: Đem sắc 10g hương thảo với 500ml nước trong thời gian khoảng 30 phút. Sắc còn khoảng 250ml thì chia làm 3 lần uống hết trong ngày.

2. Xuyên khung ngâm rượu

– Chữa chảy máu tử cung: Ngâm 25g mã hàm cung với 250ml nước lọc và 30ml rượu trắng trong khoảng 1 tiếng đồng hồ. Sau đó cho hỗn hợp đun trên lửa nhỏ, để nguội và ngâm trong 1 tuần thì có thể sử dụng. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 30ml. Uống liên tục trong 12 ngày.

– Chữa đau nửa đầu: Nghiền dược cần thành bột mịn rồi đổ vào lọ ngâm với rượu trắng. Sau khoảng 10 ngày có thể mang ra sử dụng. Mỗi lần uống khoảng 10 đến 15ml, ngày uống 2 lần.

Xuyên khung ngâm rượu

3. Xuyên khung tán bột, làm hoàn

– Bài thuốc xuyên khung trà điều tán chữa nhức đầu: Chuẩn bị 8g khung cùng, 32g bạc hà, 16g kinh giới, 8g khương hoạt, 4g tế tân, 8g bạch chỉ, 6g phòng phong, 8g cam thảo. Đem tán các vị thuốc trên thành bột mịn. Mỗi ngày sử dụng 12g pha với nước chè xanh rồi uống. Nên chia làm 3 lần uống 1 ngày.

– Trị đau đầu, đau nhức xương khớp do phong thấp, đau nhức mình mẩy do ngoại cảm phong tà: Tán 6g phủ khung, 6g bạch hà, 12g phòng phong, 12g kinh giới, 4g cam thảo, 3g kim bồn thảo, 8g khương hoạt thành bột. Mỗi lần sử dụng lấy 4g pha chung với nước chè rồi uống.

– Trị đau bụng và đau tức ngực ở phụ nữ sau sinh: Đem tán tây khung, nhân hạt đào, mộc hương, quế tâm và tần quy mỗi loại 40g thành bột mịn. Cho vào lọ kín đựng bảo quản để dùng dần. Mỗi lần uống 4g, pha với rượu nóng.

– Trị căng tức ngực sườn: Chuẩn bị các vị thuốc xà ty thảo, lục khúc, mã kế, củ gấu, tiên chi (sao) mỗi 10g. Đem tán thành bột rồi pha với nước ấm uống. Uống 1 lần/ngày, mỗi lần uống 4g.

– Chữa chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi, nhức đầu, ngực ứ đàm ẩm: Tán 2 vị thuốc 640g hương thảo và 160g thần thảo thành bột mịn. Trộn 2 nguyên liệu với mật để làm hoàn. Mỗi lần uống 8-12g với nước trà, ngày uống 2 lần.

– Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh loãng xương: Nghiền 100g xuyên khung thành bột rồi đem sao nóng. Bọc thuốc vào miếng vải rồi đắp ở vị trí bị xương bị đau. Mỗi ngày nên thực hiện 3-4 lần.

– Trị chứng chóng mặt, hoa mắt: Chuẩn bị giải mạc gia 31g và hòe tử 31g. Nghiền 2 vị thuốc thành bột mịn. Mỗi lần uống thì lấy 9g pha với nước ấm uống.

Xuyên khung tán bột

4. Món ăn từ xuyên khung

– Thịt lợn hầm xuyên khung: Sử dụng 12g dược cần, 20 bạch biển đậu (sao) và 12g củ chóc sắc lấy nước và bỏ bã. Tiếp đó bạn cho 60g thịt nạc lợn vào hỗn hợp nước vừa thu được rồi hầm chín. Nêm nếm gia vị theo khẩu vị rồi ăn khi còn nóng.

Món thịt lợn hầm xuyên khung có tác dụng chữa đau đầu do ảnh hưởng của xơ vữa động mạch, bệnh cao huyết áp hoặc các vấn đề liên quan đến mạch máu thần kinh.

– Thịt gà hầm xuyên khung: Bạn cũng có thể hầm thịt gà với mã hàm cung kết hợp với các vị thuốc đông y khác như sâm tươi, cam thảo, đương quy và hoàng kỳ. Món ăn này rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, giúp tăng sức đề kháng hiệu quả.

>> VIDEO giới thiệu HHBM Đại Bắc <<

video tác dụng của xuyên khung

Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên các bạn đã biết xuyên khung là thuốc gì, có tác dụng thế nào và cách sử dụng ra sao.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng