Tìm hiểu về bệnh loãng xương: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

20-01-2021

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Bệnh loãng xương hay còn gọi là bệnh xốp xương hoặc giòn xương. Không chỉ gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt và công việc hàng ngày, bệnh loãng xương còn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu bệnh loãng xương và cách điều trị qua bài viết dưới đây bạn nhé!

I – Tìm hiểu về bệnh loãng xương

Việc tìm hiểu về bệnh loãng xương sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này, để từ đó có cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

1. Bệnh loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương tiếng Anh là Osteoporosis. Loãng xương là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa. Điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.

Loãng xương là bệnh khá phổ biến hiện nay ở tuổi trung niên và thường xuất hiện ở phụ nữ. Bệnh loãng xương đã và đang trở thành một vấn đề cần được quan tâm trong công tác chăm sóc sức khỏe hàng đầu của cộng đồng, nhất là người cao tuổi và phụ nữ sau tuổi mãn kinh. 

Loãng xương là tình trạng mật độ chất ở trong xương ngày càng thưa dần

2. Nguyên nhân bị bệnh loãng xương

Tại sao bị bệnh loãng xương? Nguyên nhân chính gây loãng xương thường do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu canxi và vitamin D.

Bệnh xốp xương cũng có thể do một số nguyên nhân khác như cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, tiểu đường, nghiện rượu, nằm trị bệnh lâu trên giường, dùng một số thuốc như Corticoid không đúng cách và kéo dài.

Ngoài ra, những người hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng thuốc có chất steroid… cũng dễ bị loãng xương.

3. Bệnh loãng xương có biểu hiện gì?

Quá trình dẫn tới bệnh loãng xương thường diễn ra từ từ nên không gây triệu chứng gì. Chỉ khi bệnh loãng xương nặng, xương bị gãy hoặc bị xốp mới có biểu hiện.

Vậy bệnh loãng xương có biểu hiện gì? 3 triệu chứng loãng xương thường gặp là:

– Đau cột sống lưng hay cột sống thắt lưng cấp tính thường xảy ra sau khi gắng sức nhẹ, ngã hay động tác sai. Nhiều khi có tiếng kêu rắc kèm theo đau sau khi vận động.

– Biến dạng cột sống thường thấy là lưng còng sụt cột sống, vẹo cột sống, chiều cao giảm dần theo tuổi tác với mức giảm trên 12cm hoặc khi sờ thấy xương sườn cuối cùng chạm vào mào chậu thì sự giảm chiều cao dừng lại.

– Nếu nhiều đốt xương sống bị gãy hay bị xẹp, thì thấy người thấp hơn trước, đi còng lưng hoặc đau lưng. Ở người cao tuổi chỉ sơ ý nhẹ nhẹ cũng có thể gãy xương tay, chân do loãng xương.

Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng là nguyên nhân chính gây bệnh loãng xương

4. Bệnh loãng xương có nguy hiểm không? 

Bệnh loãng xương ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh, ngoài triệu chứng đau thì gãy xương luôn là mối đe dọa với bản thân người bệnh và gia đình.

Khi bị loãng xương rất dễ dẫn đến nguy cơ gãy xương hông, xương đùi, cục xương đùi, xương cẳng chân, bị đau lưng và còng lưng do cột sống bị sụp. Không chỉ vậy, loãng xương còn làm mất khả năng vận động tự nhiên của cơ thể, từ đó gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

3. Bệnh loãng xương có chữa được không?

Bệnh loãng xương có thể được cải thiện nhờ một chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thuốc hợp lý. Vì vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện có dấu hiệu bị bệnh loãng xương.

Khám bệnh loãng xương ở đâu tốt? Bạn nên tìm đến các bệnh viện lớn và uy tín ở Hà Nội và TPHCM như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Chợ Rẫy,  Bệnh viện Nhân dân 115…

Bệnh loãng xương gây nhiều khó khăn và phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày

II – Ai thường mắc loãng xương? 

1. Bệnh loãng xương ở trẻ em

Bệnh loãng xương ở trẻ nhỏ rất khó nhận biết vì không có biểu hiện lâm sàng, chỉ được phát hiện một cách ngẫu nhiên khi trẻ bị một bệnh lý khác. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, loãng xương có thể dẫn đến gãy xương tái phát, gù lưng, vẹo, thấp còi.

Nguy cơ gây loãng xương ở trẻ em phần lớn là do di truyền (chiếm tỉ lệ 70%). Tiếp đó là yếu tố dinh dưỡng như chế độ ăn ít canxi và vitamin D, lượng muối cao, nồng độ chất đạm thấp, uống nước có gas quá nhiều…

2. Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi

Bệnh loãng xương ở người trẻ là loãng xương thứ phát. Có nhiều nguyên nhân khiến người trẻ bị loãng xương như bệnh lý nội tiết, những bệnh mạn tính về khớp hoặc bệnh tự miễn như lupus, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận mạn, hội chứng kém hấp thu sử dụng các loại thuốc làm mất xương như: thuốc chống co giật, corticosteroid,…

Ngoài ra, người trẻ bị loãng xương còn do sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê; hút thuốc lá; lười vận động…

3. Bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người lớn tuổi là do tuổi cao dẫn đến lão hóa các cơ quan, làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi; chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và hợp lý; ít vận động; dùng thuốc corticoid kéo dài; dễ mắc các bệnh lý về thận và nội tiết…

Không chỉ gây đau nhức, khó chịu, loãng xương ở người cao tuổi tiềm ẩn rất nhiều hậu quả nguy hiểm như mất ngủ, trầm cảm, gù vẹo cột sống, gãy xương, tàn phế, thậm chí là tử vong.

4. Bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Khi bước sang tuổi mãn kinh phụ nữ dễ mắc bệnh loãng xương hơn. Đặc biệt là những người có thân hình nhỏ, gia đình đã có tiền sử bị loãng xương, mãn kinh sớm hay bị cắt buồng trứng.

III – Bệnh loãng xương nên kiêng ăn gì và nên ăn gì? 

1. Bệnh loãng xương nên ăn gì? 

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị bệnh loãng xương là cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, đặc biệt là canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày. Theo nghiên cứu, một người trưởng thành cần bổ sung 800 – 1200mg mỗi ngày tùy từng đối tượng và độ tuổi cụ thể. 

Bên cạnh đó, vitamin D và Omega 3 cũng là các dưỡng chất quan trọng mà người bị loãng xương cần bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày. Các dưỡng chất này có tác dụng tăng khả năng hấp thụ canxi, giảm sự bài tiết canxi tại thận và tăng sự tái tạo xương.

Vì vậy, trong chế độ ăn uống cho bệnh loãng xương cần bổ sung các thực phẩm sau:

Bổ sung canxi cho người loãng xương bằng việc tăng cường uống sữa và ăn các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai…

Người bị loãng xương nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi

– Các loại hải sản như cua, tôm, sò, ngao, mực, các loại tép, cua… Đây là nhóm thực phẩm chữa bệnh loãng xương không thể bỏ qua.

– Nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ trứng gồm trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút…

– Các loại rau củ quả như: súp lơ xanh, hạt đậu nành, cải xoăn, rau bina, bắp cải… 

– Các loại nước ép hoa quả có hàm lượng vitamin D và canxi cao như cam, chuối, bơ, việt quất…

– Các loại ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc được làm từ mầm lúa mạch còn rất tốt cho sức khỏe của người bị bệnh loãng xương.

– Nhóm thực phẩm giàu Omega-3: Cá hồi, cá mòi, cá cơm, cá thu; các loại hạt như hạt chia, hạt óc chó, hạt vừng là các thực phẩm rất giàu Omega 3 mà người bệnh loãng xương nên ăn hàng ngày.

>> Xem VIDEO chi tiết thực phẩm người loãng xương nên bổ sung <<

video bệnh loãng xương kiêng ăn gì

2. Bệnh loãng xương nên kiêng ăn gì?

Bệnh loãng xương kiêng ăn gì? Các thực phẩm người bị loãng xương nên kiêng hoặc tránh ăn gồm:

– Ăn ít  muối, chỉ nên ăn < 5gram/ngày.

– Không nên ăn các đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp.

– Hạn chế tối đa uống nước ngọt có ga, rượu, bia.

– Không hút thuốc.

– Không uống quá nhiều trà và cà phê.

– Hạn chế tối đa việc dung nạp các chất làm giảm hấp thụ canxi như ca cao, socola, thực phẩm giàu sắt, nước xương…

IV – Bệnh loãng xương và cách chữa

Bệnh loãng xương cách điều trị thế nào? Các phương pháp điều trị bệnh loãng xương hiện nay chủ yếu tập trung vào việc làm chậm hoặc ngừng quá trình tiêu biến xương. 

Các phương pháp chữa bệnh loãng xương ở người già hay người trẻ chủ yếu thông qua chế độ dinh dưỡng và tập thể dục phù hợp. Kết hợp với đó là sử dụng các loại thuốc làm chậm hoặc ngừng quá trình mất xương, tăng mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương. Cụ thể: 

– Chế độ dinh dưỡng: Người bị bệnh loãng xương cần xây dựng chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, cân bằng và hợp lý. Đặc biệt, trong chế độ ăn hàng ngày không thể thiếu hai dưỡng chất quan trọng nhất giúp xương chắc khỏe là canxi và vitamin D.

– Tập thể dục: Tập thể dục đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị loãng xương. Không chỉ giúp xương khỏe mạnh, tập thể dục còn có tác dụng làm tăng sức mạnh cơ bắp, sự phối hợp và cân bằng cơ thể, từ đó giúp sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, người bị loãng xương cần phải thật cẩn thận khi tập thể dục, không nên vận động quá mạnh và quá sức có thể dẫn đến gãy xương.

– Điều trị bằng thuốc: Bệnh loãng xương uống thuốc gì? Trước khi sử dụng bất kỳ thuốc điều trị loãng xương và thuốc bổ sung canxi cho người loãng xương nào, người bệnh cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

( Xem thêm: Top 6 bài thuốc trị đau nhức xương khớp tốt nhất đừng bỏ qua!)

V – Cách phòng bệnh loãng xương

Dưới đây là một số cách phòng bệnh loãng xương đơn giản mà hiệu quả:

Thay đổi lối sống: Hạn chế uống rượu bia; không hút thuốc…

Tránh vấp ngã dẫn tới gãy xương.

Xây dựng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng và lành mạnh; đảm bảo cung cấp đủ chất đạm, canxi và vitamin D trong các bữa ăn hàng ngày.

Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý, tránh tình trạng béo phì hoặc thừa cân.

Tập thể dục thường xuyên và đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày là cách phòng bệnh loãng xương hiệu quả

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh loãng xương, bạn vui lòng liên hệ tới tổng đài 1800 1125 (miễn cước) để được tư vấn.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng