Rối loạn tiền đình là gì? Có nguy hiểm không?
Rối loạn tiền đình là gì? Tại sao bị rối loạn tiền đình? Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Rối loạn tiền đình ở độ tuổi nào? Rối loạn tiền đình phải làm sao? Cách phòng tránh rối loạn tiền đình? Cùng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc đi tìm đáp án cho các câu hỏi này qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
- I – Tìm hiểu bệnh rối loạn tiền đình
- 1. Rối loạn tiền đình là gì?
- 2. Tại sao bị rối loạn tiền đình?
- 3. Rối loạn tiền đình có triệu chứng gì? Dấu hiệu như thế nào?
- 4. Rối loạn tiền đình ở độ tuổi nào?
- 5. Rối loạn tiền đình có truyền nước được không?
- 6. Rối loạn tiền đình có bị sốt không?
- 7. Có bầu bị rối loạn tiền đình có sao không?
- 8. Rối loạn tiền đình và thiếu máu não có giống nhau không?
- II – Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
- III – Rối loạn tiền đình phải làm sao? Cách chữa bệnh rối loạn tiền đình
- IV – Cách phòng tránh rối loạn tiền đình
I – Tìm hiểu bệnh rối loạn tiền đình
1. Rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình english là gì? Bệnh rối loạn tiền đình tiếng Anh là Vetibular trouble hay Vertibular disorder. Rối loạn tiền đình tiếng Trung là gì? Tiếng trung của bệnh rối loạn tiền đình là 前庭疾病.
Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Tiền đình có vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, trong hoạt động, phối hợp các bộ phận cử động như mắt, chân, tay và thân mình…
Vậy rối loạn tiền đình là bị gì? Rối loạn tiền đình là tình trạng truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị tắc nghẽn hoặc rối loạn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương.
Có hai loại rối loạn tiền đình là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Trong đó, rối loạn tiền đình trung ương nguy hiểm và khó chữa hơn.
Rối loạn tiền đình là tình trạng truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị tắc nghẽn hoặc rối loạn
2. Tại sao bị rối loạn tiền đình?
- Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên:
– Viêm dây thần kinh tiền đình: Do virus thủy đậu, Zona, quai bị (chiếm khoảng 5% các trường hợp), gây liệt dây thần kinh tiền đình.
Hậu quả là dẫn đến chóng mặt đột ngột, kéo dài nhiều giờ, thậm chí là đến vài tháng nhưng không gây rối loạn thính lực.
– Rối loạn chuyển hóa: tăng ure huyết, tiểu đường, suy giáp…
– Hội chứng Meniere: Phù nề vùng tai trong.
– Viêm tai giữa cấp tính và mạn tính.
– Sỏi nhĩ.
– Chấn thương vùng tai trong.
– Dị dạng tai trong.
– U dây thần kinh số VIII.
– Nhãn cầu: Nhìn đôi.
– Say tàu xe
– Tác dụng không mong muốn của thuốc gentamycin, streptomycin; rượu và ma túy.
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
- Nguyên nhân tại sao rối loạn tiền đình trung ương:
– Thiểu năng tuần hoàn sống nền.
– Hội chứng Wallenberg.
– Hạ huyết áp tư thế.
– Xơ cứng rải rác.
– Nhồi máu tiểu não.
– U tiểu não.
– Bệnh Parkinson.
– Nhức đầu Migraine.
– Giang mai thần kinh.
3. Rối loạn tiền đình có triệu chứng gì? Dấu hiệu như thế nào?
Rối loạn tiền đình có triệu chứng gì? Rối loạn tiền đình dấu hiệu thế nào? Triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn tiền đình não ở mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Dưới đây là 2 hội chứng rối loạn tiền đình và triệu chứng cụ thể:
- Triệu chứng của hội chứng rối loạn tiền đình ngoại biên:
– Chóng mặt khi vừa ngủ dậy hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
– Cơ thể mất thăng bằng, đầu óc quay cuồng, choáng váng, loạng choạng và không đứng vững.
– Rối loạn thính giác: Ù tai. Khi người bệnh có dấu hiệu ù tai phải đến gặp bác sĩ để điều trị sớm. Nếu điều trị muộn rất có nguy cơ để lại di chứng giảm khả năng nghe hoặc điếc; có tiếng dế kêu, ve kêu trong tai, nhất là về đêm.
– Rối loạn thị giác: chóng mặt, hoa mắt, mất phương hướng.
– Nhãn cầu rung giật.
– Hạ huyết áp.
– Người mệt mỏi, mất ngủ, thiếu tập trung.
– Rối loạn tiền đình gây buồn nôn và nôn.
Các triệu chứng điển hình của bệnh rối loạn tiền đình
- Triệu chứng của hội chứng rối loạn tiền đình trung ương:
– Rối loạn tiền đình chóng mặt: Bệnh lý rối loạn tiền đình trung ương thường không chóng mặt dữ dội, người bệnh chỉ có có cảm giác bồng bềnh như đang đi trên sóng.
– Giảm thính lực: Nghe kém, ù tai.
– Rung giật nhãn cầu ở nhiều hướng, gồm cả rung giật nhãn cầu dọc.
– Dáng đi zic zắc như người say rượu, người bệnh không đi theo một đường thẳng.
– Mất khả năng phối hợp các động tác: Người bệnh không thể thực hiện chính xác các động tác như ngón tay chỉ mũi, lật sấp bàn tay…
– Giọng nói có thể thay đổi khi phát âm, điển hình là âm “Ô”.
4. Rối loạn tiền đình ở độ tuổi nào?
Bệnh rối loạn tiền đình não có thể xảy ra ở cả nam và nữ và ở bất cứ độ tuổi nào. Do đó, có thể gặp rối loạn tiền đình ở nam, rối loạn tiền đình ở người già, rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi, thậm chí là rối loạn tiền đình trẻ em.
Tuy nhiên, những người lớn tuổi thường có nguy cơ bị rối loạn tiền đình đau nửa đầu cao hơn những người trẻ tuổi. Theo thống kê, cứ 100 người trên 40 tuổi trở lên thì có tới 35 người bị mắc bệnh đau đầu rối loạn tiền đình.
5. Rối loạn tiền đình có truyền nước được không?
Người bị rối loạn tiền đình không nên tự ý truyền nước tại nhà. Chỉ được truyền nước khi có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
6. Rối loạn tiền đình có bị sốt không?
Câu trả lời là CÓ. Khi các triệu chứng của đau đầu tiền đình kèm theo hiện tượng sốt trên 38 độ C; giảm hoặc mất thị lực; đau nhức đầu đột ngột; nói khó; không thể định hướng không gian hoặc thời gian; mất thính giác; mất ý thức; tê đầu ngón chân, ngón tay; run rẩy chân tay; chao đảo, dễ té ngã; đau tức ngực; nhịp tim bất thường, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay.
7. Có bầu bị rối loạn tiền đình có sao không?
Rối loạn tiền đình khi mang thai thường có dấu hiệu chóng mặt, đau đầu, nôn và buồn nôn như biểu hiện của ốm nghén. Rối loạn tiền đình ở phụ nữ mang thai còn những nguyên nhân gây bệnh trầm cảm ở bà bầu rất đáng lo ngại.
Vì vậy, khi nghi ngờ bị rối loạn tiền đình, các mẹ nên đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất.
Rối loạn tiền đình khi mang thai thường có dấu hiệu chóng mặt, đau đầu, nôn và buồn nôn như biểu hiện của ốm nghén
8. Rối loạn tiền đình và thiếu máu não có giống nhau không?
Rất nhiều người NHẦM LẪN bệnh rối loạn tiền đình và thiếu máu não là một. Vì 2 bệnh lý này đều có những dấu hiệu và triệu chứng giống nhau như nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn.
Tuy nhiên, 2 bệnh lý này lại có nguyên nhân gây bệnh hoàn toàn khác nhau.
Thiếu máu não là trạng thái suy giảm lượng máu đến nuôi não do các bệnh mạn tính gây ra, như xơ cứng mạch não, tăng huyết áp, các bệnh rối loạn nhịp tim, van tim, suy thận mạn.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu não như hút thuốc lá, nghiện bia rượu, stress, béo phì, thừa cân, ít vận động.
Trong khi đó, rối loạn tiền đình do nhiều nguyên nhân gây ra như thiếu máu não, rối loạn tuần hoàn não, tuần hoàn não kém, viêm tai giữa cấp, nhiễm trùng … Do đó, thiếu máu não chỉ là một trong các yếu tố gây rối loạn tiền đình.
II – Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Rối loạn tiền đình có thể xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài và tái phát nhiều lần.
Các triệu chứng của rối loạn tiền đình không chỉ làm ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt của người bệnh mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi đang bị rối loạn tiền đình, nếu người bệnh vẫn cố gắng đi lại có thể xảy ra chấn thương, ngã, trầy xước da, gãy tay, gãy chân, nếu đập đầu vào vật hoặc nền đất cứng có thể gây chấn thương sọ não.
Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh rối loạn tiền đình là gây đột quỵ do máu lên não kém. Do đó, khi có dấu hiệu bị rối loạn tiền đình người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được điều trị tốt nhất.
Vậy rối loạn tiền đình khám ở đâu? Rối loạn tiền đình khám chuyên khoa nào? Khi có triệu chứng rối loạn tiền đình, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nội hoặc nội Thần kinh. Đồng thời phải tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị rối loạn tiền đình bộ y tế tốt nhất.
Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh rối loạn tiền đình là gây đột quỵ do máu lên não kém
III – Rối loạn tiền đình phải làm sao? Cách chữa bệnh rối loạn tiền đình
Vậy rối loạn tiền đình phải làm sao? Rối loạn tiền đình cách xử lý thế nào? Bạn có thể tham khảo một số cách chữa bệnh rối loạn tiền đình dưới đây:
1. Rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình
Nếu bị rối loạn tiền đình nhẹ, bạn có thể áp dụng cách xử lý rối loạn tiền đình tại nhà bằng rau ngải cứu. Rau ngải cứu có tác dụng điều hòa và lưu thông khí huyết, giúp cải thiện hoạt động lưu thông máu lên não tốt hơn.
Cách sử dụng rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình như sau: Chuẩn bị 1 bộ não lợn và 1 nắm rau ngải cứu tươi. Rửa sạch 2 nguyên liệu, cắt rau ngải cứu thành từng đoạn ngắn rồi cho vào nồi hấp cách thủy.
Hấp cách thủy trong 40 phút rồi ăn khi còn nóng. Mỗi ngày ăn 1 lần và ăn liên tục trong 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
( → Xem thêm: Cách chữa rối loạn tiền đình bằng diện chẩn)
2. Chữa rối loạn tiền đình bằng xoa bóp
– Chải đầu: Sử dụng các ngón tay giống như chiếc lược để chải đầu. Chải theo hướng thẳng và ngang, vừa chải vừa kéo nhẹ chân tóc.
– Bóp đầu: Để hai ngón cái vào 2 bên đầu và thực hiện bóp nhẹ nhàng. Bóp và ấn theo hướng từ dưới lên trên.
– Ấn day chân tóc: Dùng đầu ngón tay để ấn theo hình lò xo vùng chân tóc ở vùng Thái dương.
Chữa rối loạn tiền đình bằng xoa bóp
IV – Cách phòng tránh rối loạn tiền đình
Dưới đây là một số cách phòng tránh rối loạn tiền đình:
– Uống đủ nước mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu não.
– Ăn nhiều rau củ quả tươi để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ưu tiên, các loại rau họ cải có nhiều vitamin B1, B6, B12 là những vitamin rất tốt trong việc ổn định hệ thống tiền đình.
– Hạn chế ăn mặn, ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán.
– Hạn chế những thức uống như rượu, bia, cafe, thực phẩm có lượng đường cao… khiến cho bệnh rối loạn tiền đình trở nên nghiêm trọng hơn.
– Không đọc sách, sử dụng điện thoại hay làm việc trên máy tính khi đang di chuyển bằng xe ô tô, xe buýt hoặc tàu lửa
– Tránh nơi có nhiều tiếng ồn, không nên nghe nhạc với âm lượng lớn.
– Nên tập thể dục, tăng cường vận động thể dục thể thao để tăng cường lưu thông máu não và các chi.
– Hạn chế stress, căng thẳng; giữ tinh thần luôn thoải mái và vui tươi.
Chắc hẳn khi đọc đến đây, các bạn đã biết: đau đầu tiền đình là gì? Rối loạn tiền đình biểu hiện như thế nào? Rối loạn tiền đình làm sao hết? Hy vọng bạn sẽ biết cách chữa trị và phòng ngừa bệnh tốt nhất.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.