Khi nào cần bổ sung sắt cho bé, bà bầu, người lớn? Thời điểm cần bổ sung sắt

19-12-2020

Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTham vấn y khoa: Dược sĩ Trần Thị Hà

Bạn đang phân vân không biết cần bổ sung sắt khi nào? Khi nào cần bổ sung sắt để cơ thể luôn khỏe mạnh? Hãy đọc ngay bài viết này để biết câu trả lời nhé!

Nên bổ sung sắt khi nào

Sắt là khoáng chất rất quan trọng và cần thiết với cơ thể con người

I – Sắt có tác dụng như thế nào đối với cơ thể?

Trong số chất khoáng cơ thể cần, người ta chú ý trước hết tới sắt (Fe). Cơ thể người trưởng thành có từ 3 – 4g sắt, trong đó 2/3 có ở hemoglobin là sắc tố của hồng cầu, phần còn lại dự trữ trong gan, thận, lách các cơ quan khác. 

Mặc dù số lượng không nhiều nhưng sắt là một trong các thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, có tầm quan trọng cơ bản đối với sự sống. Không chỉ là thành phần của huyết sắc tố, sắt còn tham gia vận chuyển oxy và giữ vai trò quan trọng trong hô hấp tế bào.

Khi thiếu hụt sắt, cơ thể không chỉ có thay đổi sự tạo máu, mà còn thay đổi chức năng của nhiều enzym quan trọng gây nên nhiều rối loạn trong cơ thể và sinh bệnh.

Bệnh thiếu máu thiếu sắt là một bệnh dinh dưỡng, tuy ít khi gây tử vong, nhưng gây tình trạng yếu đuối, sức khỏe kém. Trẻ em học kém là do thiếu máu gây buồn ngủ và kém tập trung.

Người lớn giảm khả năng lao động vì chóng mệt phải nghỉ luôn và nghỉ kéo dài. Thiếu máu đặc biệt gây nguy hiểm cho phụ nữ trong thời gian sinh nở.

 → Xem thêm: Bệnh thiếu máu thiếu sắt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị)

Vì vậy, khi thấy cơ thể có biểu hiện da xanh xao, người mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, khả năng tập trung kém làm ảnh hưởng tới học tập và công tác… cần nghĩ tới việc có thể cơ thể bị thiếu sắt, và đi khám bệnh để được bổ sung sắt kịp thời.

Uống thuốc bổ sung sắt khi nào
Thiếu sắt khiến cơ thể luôn mệt mỏi, kém tập trung

II – Khi nào cần bổ sung sắt?

Vậy nên bổ sung sắt khi nào thì tốt? Dưới đây là hướng dẫn thời điểm bổ sung sắt cho bà bầu, thời điểm bổ sung sắt cho trẻ và thời điểm bổ sung sắt cho người lớn. Cụ thể:

1. Khi nào cần bổ sung sắt cho bà bầu? 

Nếu cung cấp không đủ sắt bà bầu sẽ mắc chứng thiếu máu, gây ảnh hưởng tới cả sức khỏe của mẹ và thai nhi như tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, suy nhược cơ thể, băng huyết sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai, non tháng, nhẹ cân…

Vậy khi nào nên bổ sung sắt cho bà bầu? Có bầu nên bổ sung sắt khi nào? Dưới đây là các thời điểm bà bầu nên và cần bổ sung sắt:

– Trước khi mang thai: Phụ nữ cần tối thiểu 15 mg sắt/ngày.

– Khi có thai, cơ thể người phụ nữ sẽ cần cung cấp lượng sắt gấp đôi, tức là khoảng 300 mg sắt mỗi ngày. 

– Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, phụ nữ khi phát hiện có thai nên sử dụng viên sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh 1 tháng.

Liều bổ sung là 60mg sắt kèm theo acid folic 400mcg mỗi ngày. Bên cạnh đó, cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.

– Sau khi sinh từ 1 đến 3 tháng, các chị em phụ nữ vẫn nên tiếp tục bổ sung sắt để cân bằng lượng sắt trong cơ thể, tránh tình trạng cạn kiệt nguồn sắt dự trữ vì bị mất máu khi sinh.

Khi nào cần bổ sung sắt cho bà bầu

Bà bầu nên bổ sung sắt trong suốt thai kỳ

Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi phụ nữ mang thai bổ sung sắt khi nào, bầu bổ sung sắt khi nào. Hiện nay, có rất nhiều mẹ bầu lên các diễn đàn đặt câu hỏi bà bầu uống bổ sung sắt khi nào, bà bầu nên uống bổ sung sắt khi nào và uống bổ sung sắt theo đơn thuốc của các mẹ bầu khác.

Tuy nhiên, các mẹ tuyệt đối không nên uống theo đơn thuốc của người khác. Tốt nhất khi có thai, thay vì ở nhà và thắc mắc có thai nên bổ sung sắt khi nào, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn bổ sung sắt khi nào cho bà bầu và phụ nữ có thai bổ sung sắt khi nào thì tốt.

2. Khi nào cần bổ sung sắt cho bé? 

Cơ thể bé thiếu sắt sẽ gây thiếu máu nên bé luôn có cảm giác mệt mỏi suy nhược. Không chỉ vậy, trẻ bị thiếu máu còn gây nhiều hậu quả về nhận thức, thậm chí nếu bị thiếu sắt nặng còn đe dọa sự sống của bé.

Vậy khi nào nên bổ sung sắt cho bé? Tùy theo từng độ tuổi và giai đoạn phát triển mà nhu cầu về sắt của bé sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số thông tin về việc khi nào bổ sung sắt cho bé qua một số thông tin sau:

– Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi: Sữa mẹ thường sẽ có đủ hàm lượng sắt cần thiết cho bé đến khi được 4-6 tháng tuổi. Khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn thêm các thức ăn dặm hoặc sữa có chứa khoáng chất sắt.

Với các bé sơ sinh cho đến khi 6 tháng tuổi, mỗi ngày mẹ cần cung cấp 0.6 -1 mg sắt/kg mỗi ngày. Riêng với các bé bị thiếu cân, các mẹ nên cung cấp cho con 1-2 mg sắt/kg mỗi ngày.

– Trẻ từ 7-12 tháng tuổi: Các bé ở giai đoạn này cần cung cấp khoảng 11 mg sắt mỗi ngày.

– Bé đang tập đi: Ở giai đoạn này, các bé cần khoảng 7 mg chất sắt mỗi ngày. Bé từ 4-8 tuổi cần khoảng 10 mg. Bé từ 9-13 tuổi cần khoảng 8 mg mỗi ngày.

Tốt nhất, để biết khi nào cần bổ sung sắt cho trẻ, nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu bị thiếu máu như trẻ xanh xao, tóc khô, nhợt nhạt, mệt mỏi, móng tay giòn, sức đề kháng giảm nên trẻ dễ bị nhiễm trùng, như nhiễm trùng đường hô hấp…, các mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám, làm xét nghiệm tình trạng thiếu sắt.

Điều này sẽ giúp các mẹ không còn băn khoăn lo lắng về việc khi nào nên bổ sung sắt cho trẻ

Khi nào cần bổ sung sắt cho bé

Nên bổ sung sắt cho bé qua thực phẩm 

3. Khi nào cần bổ sung sắt cho người lớn? 

Như vậy các bạn đã biết khi nào nên bổ sung sắt cho trẻ và phụ nữ mang thai. Vậy người lớn uống thuốc bổ sung sắt khi nào? Người lớn nên bổ sung sắt khi nhận thấy một trong các dấu hiệu sau:

– Cơ thể mệt mỏi.

– Da xanh xao, nhợt nhạt.

– Lưỡi nhợt hoặc nhẵn, mòn gai lưỡi.

– Móng chân, móng tay khô.

– Tóc dễ gãy và khô.

– Liên tục bị hoa mắt chóng mặt, người quay cuồng, đặc biệt là thay đổi tư thế.

– Giảm năng suất lao động cả về trí lực và thể lực.

Theo đó, lượng sắt người lớn cần bổ sung như sau: Nam giới trưởng thành 10mg/ngày; nữ giới trưởng thành 15mg/ngày; nữ giới sau mãn kinh 10mg/ngày.

Cần bổ sung sắt khi nào

Người lớn cũng cần bổ sung sắt đầy đủ để cơ thể luôn khỏe mạnh

III – Những lưu ý khi bổ sung sắt

Trong việc hỗ trợ điều trị, sắt có thể dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với một số vitamin hoặc acid folic. Tuy nhiên, khi uống viên sắt người dùng có thể thấy lợm giọng, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, kích ứng đường tiêu hóa…

Khi bổ sung sắt cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không bổ sung quá nhiều trong thời gian dài dẫn tới thừa sắt sẽ không tốt cho cơ thể. Ngộ độc sắt do quá liều ít gặp ở người lớn, nhưng hay gặp ở trẻ em.

Triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện sau khi uống nhầm 30 phút đến vài giờ. Vì vậy khi dùng cho trẻ em phải rất thận trọng và cần để thuốc xa tầm với của trẻ để tránh trẻ ăn nhầm phải gây ngộ độc.

Uống thuốc chứa sắt cần tránh xa các bữa ăn khoảng 1-2 giờ, và không uống nước chè, cà phê ngay sau khi uống thuốc, vì thức ăn và các loại nước uống này làm giảm sự hấp thu của sắt.

Nên uống bổ sung sắt khi nàoNên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn uống  hàng ngày

Cần lưu ý, sắt có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. Các thực phẩm chứa nhiều sắt như: thịt đỏ, thịt lợn, gan, bánh mì ngũ cốc, đậu đũa, đậu ván, đậu hà lan…

Vì vậy, một người bình thường ăn uống đầy đủ thì không thiếu sắt. Chỉ bổ sung bằng thuốc khi nguồn thức ăn không cung cấp đủ nhu cầu.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về việc khi nào cần bổ sung sắt, bạn vui lòng gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn cước) để được dược sĩ tư vấn. 

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

    Đặt mua trực tuyến
    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc®

    Vui lòng điển đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới, chúng tôi sẽ gọi điện lại cho quý khách để xác nhận đơn hàng trước khi giao

    • Số lượng