Bị tê bì chân tay là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa tê bì tay chân
Tê bì tay chân là triệu chứng thường gặp ở những người mắc các căn bệnh như xơ vữa động mạch, đái tháo đường và các căn bệnh liên quan đến tim mạch và béo phì. Cùng tìm hiểu về bệnh tê bì chân tay qua bài viết dưới đây!
Nội dung chính
I – Tìm hiểu về bệnh tê bì chân tay
Tê bì chân tay tiếng Anh là gì? Tê bì chân tay tiếng Anh là Numbness of limbs. Tê bì chân tay có những dấu hiệu như tê đầu ngón chân và ngón tay ảnh hưởng đến việc di chuyển và gây nhức mỏi toàn thân. Vậy tê bì tay chân là gì?
1. Bị tê bì chân tay là bệnh gì?
Tê bì chân tay là triệu chứng gì? Bình thường tay chân của chúng ta sẽ dựa vào cảm giác để điều chỉnh những hoạt động như rút tay chân lại khi chạm phải vật nóng, điều chỉnh khi địa hình thay đổi. Nếu bị tê tay chân nhẹ sẽ làm giảm cảm giác, nếu bị nặng có thể gây mất cảm giác hoàn toàn.
Hiện tượng tê bì chân tay là bệnh gì? Tê bì chân tay chính là biểu hiện của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, béo phì, rối loạn các tuyến lipid trong máu….
Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải căn bệnh bệnh tê bì tay chân nhưng đa số là những người ở lứa tuổi trưởng thành và nhiều nhất là trung niên.
Nếu bị tê tay chân nhẹ sẽ làm giảm cảm giác, nếu bị nặng có thể gây mất cảm giác hoàn toàn
2. Nguyên nhân tê bì chân tay
Tê bì chân tay nguyên nhân do đâu? Theo kết quả nghiên cứu từ Viện Rối loạn thần kinh và đột quỵ Quốc gia (NINDS), đau nhức xương khớp tê bì chân tay xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, hơn 75% trường hợp tê bì tay chân là do các bệnh lý nguy hiểm sau:
– Thoái hóa cột sống: Tê bì chân tay bệnh gì? Thoái hóa cột sống khiến đốt sống và sụn khớp bị bào mòn, cọ xát với rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng cổ lan xuống tay hoặc đau từ thắt lưng xuống chân.
Hiện tượng tê bì tay chân do thoái hóa cột sống thường xảy ra khi thời tiết thay đổi và về đêm nên người bệnh hay bị tê bì tay chân khi ngủ.
– Thoát vị đĩa đệm: Hay tê bì chân tay là bệnh gì? Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến gây tê bì ngón tay, tê bì ngón chân.
Khi đĩa đệm tràn ra khỏi bao xơ đĩa đệm sẽ gây chèn ép dây thần kinh cột sống khiến tê bì chân tay khi ngủ và làm giảm khả năng vận động.
– Thoái hóa khớp: Tê bì tay chân là bệnh gì? Khớp đầu gối, khớp tay hoặc khớp háng bị thoái hóa sẽ gây hạn chế vận động, đồng thời xuất hiện biểu hiện tê bì chân tay.
– Viêm đa khớp dạng thấp: Tê bì chân tay là dấu hiệu bệnh gì? Tình trạng khớp chân, khớp tay bị tổn thương và viêm nhiễm cũng là nguyên nhân hay bị tê bì chân tay. Triệu chứng tê bì chân tay gặp nhiều hơn khi nằm và ngồi quá lâu ở 1 tư thế.
– Hẹp ống sống: Tê bì chân tay khi ngủ là bệnh gì? Hẹp ống sống là dạng bệnh lý bẩm sinh, cột sống bị thu nhỏ lại và biến dạng khiến các rễ thần kinh chạy qua bị chèn ép và gây nhức mỏi tê bì chân tay kéo dài. Nếu bệnh kéo dài sẽ gây tắc nghẽn lưu thông máu, gây khó khăn trong vận động.
– Đa xơ cứng: Triệu chứng tê bì chân tay là bệnh gì? Bệnh đa xơ cứng cũng là nguyên nhân hay bị tê bì chân tay khi ngủ. Kèm theo triệu chứng mệt mỏi tê bì chân tay là co thắt cơ bắp.
– Viêm đa rễ thần kinh: Tê bì ngón chân là bệnh gì? Viêm đa rễ thần kinh gây hạn chế vận động và rối loạn cảm giác, điển hình là hiện tượng tê bì ngón tay, triệu chứng tê bì ngón chân cái.
– Xơ vữa động mạch: Xơ vữa động mạch gây hẹp lòng mạch, chèn ép dây thần kinh chạy qua, hậu quả là dẫn đến tê bì chân tay đau mỏi vai gáy.
– Nguyên nhân tê bì tay chân do chấn thương: Va chạm, tai nạn hoặc ngã khiến dây thần kinh ngoại biên tổn thương cũng sẽ gây dấu hiệu tê bì chân tay, hạn chế vận động.
Tê bì chân tay chính là biểu hiện của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm
( → Xem thêm: Chân tay tê mỏi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa tê mỏi chân tay.)
Ngoài các nguyên nhân do bệnh lý, hay tê bì chân tay sinh lý là do các nguyên nhân sau:
– Máu khó lưu thông do mạch máu và thần kinh bị chèn ép: Tê bì chân tay sau sinh; tê bì chân tay trái do ngồi, đứng, ngủ sai tư thế hoặc duy trì ở một tư thế quá lâu; tê bì chân tay mất cảm giác do lao động nặng, tê bì chân tay khó ngủ ngồi máy tính liên tục, tê bì chân tay chóng mặt do chạy xe nhiều giờ…
– Tư thế làm việc: Bê vác vật nặng; lười vận động; ngồi, đứng quá lâu ở một tư thế; thường xuyên ngồi làm việc trong máy lạnh sẽ làm tổn thương dây thần kinh, từ đó, gây tê bì chân tay, tê bì ngón chân út, bị tê bì ngón tay, tê bì ngón tay trỏ hoặc tê bì ngón tay cái.
– Sinh hoạt sai tư thế: Nằm gối quá cao, ngủ 1 tư thế, thường xuyên đi giày cao gót sẽ khiến ngủ dậy tê bì chân tay.
– Do thời tiết: Một số người gặp trời lạnh sẽ bị rối loạn cảm giác, tê bì ngón tay út hoặc cả bàn tay, bàn chân.
– Stress, mệt mỏi: Căng thẳng, mệt mỏi gây kích thích các tế bào thần kinh gần bề mặt da tê ngứa và sốt tê bì chân tay.
– Hiện tượng tê bì chân tay khi ngủ dậy còn do tác dụng phụ khi dùng một số thuốc.
– Cơ thể bị thiếu chất: Hay bị tê chân tay là thiếu chất gì? Có một số trường hợp tê bì chân tay là do cơ thể thiếu một lượng vitamin và cần thiết đặc biệt là vitamin B1, B12 và các khoáng chất khác.
Để biết chính xác tê bì chân tay thiếu chất gì, bạn cần đi khám bác sĩ, từ đó bổ sung đầy đủ để đầy lùi chứng tê bì chân tay.
Tê bì chân tay do cơ thể bị thiếu chất
3. Triệu chứng tê bì tay chân
Những triệu chứng thường gặp ở người bị tê bì chân tay như: cảm giác tê buốt các đầu ngón tay và ngón chân. Mệt mỏi, chán nản và sau đó lan rộng ra vùng chân và tay khiến cho việc di chuyển và các hoạt động bị ảnh hưởng.
Hơn nữa, người bị tê bì chân tay thường có những dấu hiệu như đau vai gáy, đau thần kinh tọa và mệt mỏi toàn thân.
Người bị tê bì chân tay nên đến bệnh viện ngay lập tức khi có 1 trong các triệu chứng sau:
– Bị tê chân tay kéo trên 6 tuần.
– Chân tay thay đổi hình dáng và màu sắc.
– Hay quên, dễ nhầm lẫn.
– Tê liệt xảy ra sau một chấn thương đầu.
– Mất kiểm soát bàng quang và ruột.
– Chóng mặt.
– Khó thở.
– Đau đầu dữ dội.
– Co giật.
4. Bệnh tê bì chân tay có nguy hiểm không?
Ngoài thắc mắc tê bì chân tay là hiện tượng gì, tê bì ngón chân cái là bệnh gì, nhiều người còn băn khoăn không biết bệnh tê bì chân tay có nguy hiểm không?
Tê bì chân tay ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nên người bị tê bì chân tay cần lưu ý và kịp thời có biện pháp hỗ trợ chữa trị thích hợp.
Nếu để bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc di chuyển và tham gia các hoạt động sống của cơ thể, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nếu để bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc di chuyển và tham gia các hoạt động sống của cơ thể
5. Hay tê bì chân tay nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Các thực phẩm người bị tê bì chân tay nên ăn gồm:
– Thực phẩm giàu canxi gồm: sữa, trứng, cua, tôm, cá hồi, ghẹ, sò huyết, ngao, hàu, chuối, rau chân vịt, rau cải chíp, súp lơ xanh, đậu hũ, hạt hạnh nhân…
– Thực phẩm giàu Kali gồm củ dền, chuối, đậu nành, khoai lang, bí ngô, dưa hấu, đậu đen…
– Thực phẩm giàu magie gồm: Các loại rau màu xanh đậm, các loại hạt, bơ đậu phộng, bột yến mạch, cá nước lạnh, chuối, bơ…
– Thực phẩm giàu vitamin D, K gồm: Cá, trứng cá, nấm, bắp cải, cải xoăn, lòng đỏ trứng, rau mầm, dưa chuột, hành lá,đậu nành…
– Thực phẩm giàu vitamin nhóm B gồm: Quế, chuối, bơ, cá, đậu, bột yến mạch, các loại trứng, pho mát, sữa chua, các loại hạt…
– Thực phẩm giàu Acid Folic gồm: Rau cải bó xôi, bông cải, đậu cô ve, cải xoăn, quả bơ, hạt hướng dương, đậu phộng, gan bò, ngũ cốc…
– Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa gồm: Trà xanh, quả cherry, cây măng tây, quả việt quất, ớt chuông…
– Nước lọc và nước ép trái cây: Bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, kèm theo đó là các loại nước ép trái cây giàu vitamin C như bưởi, cam, chanh, chanh leo…
Người bị tê bì chân tay nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi
Bên cạnh các thức ăn nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày, người bị tê bì chân tay nên hạn chế hoặc tránh xa các thực phẩm như thức ăn nhiều muối và quá mặn; thực phẩm có tính axit cao; đồ ăn ngọt; đồ uống chứa cồn và các chất kích thích… Những thực phẩm này có thể khiến tình trạng tê bì chân tay trở nên nghiêm trọng hơn.
II – Ai dễ bị tê bì chân tay?
Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải căn bệnh bệnh tê bì tay chân. Nhưng những đối tượng dưới đây có nguy cơ bị chứng tê bì chân tay cao hơn, gồm:
1. Tê bì chân tay khi mang thai
Nguyên nhân chính gây tê bì chân tay ở bà bầu gồm: huyết áp thấp, hội chứng ống cổ tay, dịch chuyển khớp hoặc mắc các bệnh lý về xương khớp. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như cơ thể thiếu canxi, thiếu một số dưỡng chất như vitamin B12, acid folic,…
Bà bầu bị tê bì chân tay không nên chủ quan, cần lưu ý đi khám bác sĩ sớm có cách điều trị phù hợp, an toàn, tránh các biến chứng nguy hiểm.
2. Tê bì chân tay sau sinh
Nguyên nhân khiến chị em phụ nữ bị tê bì chân tay sau sinh cũng tương tự như khi mang thai. Tuy tê bì chân tay sau sinh là triệu chứng thường gặp và phổ biến nhưng các mẹ cũng không được chủ quan.
Hãy sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để để chẩn đoán về tình trạng bệnh để có cách điều trị đúng.
3. Tê bì chân tay sau tai biến
Nguyên nhân chính gây triệu chứng tê bì chân tay sau tai biến là do những tổn thương ở não bộ, gây rối loạn cảm giác. Khi mới xuất hiện, hầu hết mọi người đều bỏ qua và không chú ý.
Tuy nhiên, nếu không có cách điều trị kịp thời và để kéo dài, người bệnh thậm chí sẽ mất hoàn toàn các cảm giác ở tay chân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cảm giác, vận động. Do đó, người bệnh cần thật cẩn trọng khi xuất hiện triệu chứng tê bì chân tay sau tai biến.
Nguyên nhân chính gây triệu chứng tê bì chân tay sau tai biến là do những tổn thương ở não bộ, gây rối loạn cảm giác
4. Tê bì chân tay ở người tiểu đường
Tê bì chân tay tiểu đường không chỉ là biến chứng gây khó chịu mà nó còn có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm như mất cảm giác ở tay, chân.
Nhiều người bệnh tê bì chân tay biến chứng tiểu đường không được can thiệp kịp thời đã phải cắt cụt ngón tay, ngón chân, thậm chí là cả bàn tay, bàn chân, tháo khớp gối, nặng hơn là tàn phế suốt đời.
Do đó, khi thấy xuất hiện chứng tê bì chân tay hoặc bất cứ vấn dấu hiệu bất thường nào khác, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị ngay.
5. Bệnh tê bì chân tay ở người già
Tê bì chân tay là hiện tượng rất phổ biến ở những người cao tuổi. Ngoài các nguyên nhân sinh lý như tuổi tác, thừa cân béo phì, thay đổi thời tiết, ít vận động, sử dụng nhiều loại thuốc thì tê bì chân tay ở người già còn do các bệnh lý.
Điển hình là các bệnh lý như thoái hóa khớp,viêm đa khớp dạng thấp, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, bệnh mỡ máu cao, hội chứng ống cổ tay và chân hoặc thoát vị đĩa đệm đa tầng…
Tê bì chân tay là hiện tượng rất phổ biến ở những người cao tuổi
III – Tê bì chân tay phải làm sao? Cách chữa tê bì tay chân
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị tê bì chân tay phù hợp cho từng người.
Thông thường, tê bì chân tay sinh lý không cần điều trị chỉ cần áp dụng một số giải pháp hỗ trợ như xoa bóp thư giãn tay chân và tăng vận động thể dục thể thao.
Trường hợp người bệnh tê chân tay liên tục, kéo dài hoặc do bệnh lý, cần được điều trị sớm và kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh nên uống thuốc chữa tê bì chân tay theo chỉ định của bác sĩ
(→ Xem thêm: Tê bì chân tay uống thuốc gì tốt nhất)
1. Các bài tập tê bì chân tay
– Bài tập hai tay đỡ trời: Hai tay để ngang bụng, ngón tay đan vào nhau. Bàn tay úp xuống rồi từ từ nâng lên ngang mũi.
Ngửa bàn tay lên trời sau đó đưa thẳng tay lên ngẩng đầu nhìn theo hít vào. Tiếp tục vòng tay ngang ra hai bên và đưa xuống ngang hông, thở ra. Thực hiện lặp lại 5 lần.
– Bài tập bóp và xát tay: Lấy bàn tay nọ bóp bàn tay kia. Nên bóp từ từ cổ tay lên vai 3 lần rồi xát mạnh từ phía trong cổ tay lên nách, từ vai xuống phía ngoài cổ tay 5 lần. Sau đó đổi bên và thực hiện tương tự.
– Bài tập xát gan bàn chân: Đặt bàn chân này để lên đùi chân kia. Tay cùng bên kéo căng gan bàn chân, lòng bàn tay còn lại xát nhẹ gan bàn chân khoảng 40-50 lần rồi đổi bên thực hiện tương tự.
– Bài tập quay bàn chân: Đặt chân duỗi thẳng, lần lượt tự quay mỗi bàn bàn chân theo hai chiều. Mỗi chiều 10 vòng.
Bài tập xát gan bàn chân giảm tê bì chân tay
2. Yoga chữa tê bì chân tay
- Tư thế cây cọ/Tadasana:
Đứng thẳng trên mặt đất, với một khoảng cách nhỏ giữa hai bàn chân. Nâng cả 2 cánh tay đồng thời hít một hơi thật sâu.
Giữ cánh tay hướng lên và đan xen các ngón tay. Tiếp đó, nâng cao gót chân và giữ ở trên các ngón chân. Duy trì tư thế trong 10 phút nếu có thể.
Đồng thời duy trì nhịp thở chậm và sâu. Quay trở lại vị trí ban đầu bằng cách thở ra.
- Tư thế góc cố định/Baddha konasana:
Ngồi trên sàn nhà với một cột sống thẳng. Cong đầu gối và đưa chân lại gần hơn.
Đặt hai bàn chân với nhau, để lòng bàn chân chạm vào nhau. Hít một hơi thật sâu, khi thở ra ấn đùi và đầu gối xuống sàn.
Tiếp tục nhấn khuỷu tay, đùi hoặc trên đầu gối. Duy trì nhịp thở bình thường và từ từ đưa đùi lên xuống. Giữ nguyên tư thế này từ 1-5 phút để làm giảm tê bì chân tay.
- Tư thế cây gậy/Yastikasana:
Nằm xuống thảm. Đưa 2 tay lên trên đầu trong khi hít sâu và duỗi thẳng, cùng với chân.
Duy trì khoảng cách tối thiểu giữa chân và cánh tay. Giữ tư thế này trong 20-25 phút, đồng thời duy trì nhịp thở đều đặn. Hết thời gian bạn trở về vị trí ban đầu.
IV – Cách phòng tránh tê bì tay chân
Một số phương pháp có thể giúp phòng ngừa chứng tê bì chân tay gồm:
– Tích cực vận động, tập thể dục đều đặn hàng ngày, ít nhất 30 phút cho cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.
– Chế độ ăn uống khoa học, cân bằng, hợp lý, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
– Hạn chế tình trạng ngồi một tư thế quá lâu, lười vận động…
– Bỏ thuốc lá.
– Tránh sử dụng rượu bia, các chất kích thích.
– Giữ ấm chân tay khi thời tiết chuyển mùa, nhất là vào mùa đông.
– Tránh làm việc quá sức, hạn chế căng thẳng, stress, làm việc nhiều giờ trước máy tính.
Tích cực vận động, tập thể dục đều đặn hàng ngày giúp phòng ngừa chứng tê bì chân tay hiệu quả
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.