Cách chữa đau đầu hiệu quả không cần thuốc
Căng thẳng, stress, chế độ ăn uống – sinh hoạt, những lo toan trong công việc, gia đình hay các mối quan hệ xã hội khiến bạn thường xuyên phải đối mặt với các cơn đau đầu, dù với mọi lứa tuổi. Hãy ghi nhớ những cách, những mẹo chữa đau đầu không cần dùng thuốc sau đây, sẽ nhận thấy hiệu quả ngay lập tức đấy!

Nội dung chính
- 1. Cách chữa đau đầu bằng đá lạnh
- 2. Cách chữa đau đầu bằng ngải cứu
- 3. Cách chữa đau đầu bằng gừng
- 4. Cách chữa đau đầu bằng tỏi
- 5. Cách chữa đau đầu bằng mật ong
- 6. Cách chữa đau đầu bằng tía tô
- 7. Cách chữa đau đầu bằng đinh lăng
- 8. Cách chữa đau đầu bằng lá trầu không
- 9. Cách chữa đau đầu bằng cây lược vàng
1. Cách chữa đau đầu bằng đá lạnh
Nhiệt độ lạnh của nước đá hoặc đá lạnh sẽ giúp thu nhỏ các mạch máu, cải thiện lưu lượng máu, giúp máu lưu thông tốt hơn lên não và nhiều cơ quan khác, làm giảm đau đầu nhanh chóng. Cách chữa này thích hợp cho những cơn đau do căng thẳng, lo lắng, do viêm xoang, cảm mạo gây nên.
Bạn chỉ cần bọc đá lạnh trong một cái khăn mỏng,đặt lên trán và chườm 2 bên trán trong vòng 10 – 15 phút, hay chườm cho đến khi cơn đau đầu của bạn cải thiện hơn.
Lưu ý: Không nên chườm trực tiếp đá lạnh lên da của bạn vì có thể gây tổn thương da.

2. Cách chữa đau đầu bằng ngải cứu
Ngải cứu (còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu), là một loại cây mọc hoang hoặc nuôi trồng quen thuộc với mọi người.
Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính hơi ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết, dưỡng tâm an thần nhờ trong tinh dầu của ngải cứu có chứa cineol, athuyon – có dược tính kháng khuẩn, chống oxy hóa cực tốt. Từ một nắm lá ngải cứu, bạn có thể chế biến thành những món ăn để đẩy lùi cơn đau đầu nhanh chóng.
Hoặc rang nóng lá ngải cứu với nắm muối biển, dùng chườm 2 bên thái dương, hay hãm nước uống theo cách sau:
Chuẩn bị: 100gr lá ngải cứu tươi, 100gr lá tía tô tươi, 100gr lá tần dầy, 50gr lá sả.
Đem rửa sạch các nguyên liệu, thêm 1 lít nước lọc đun cho tới khi nước chỉ còn một nửa là được. Chắt lấy nước và uống nhiều lần trong ngày, uống liên tục từ 3-5 ngày để chữa đau đầu, đau họng và cảm cúm an toàn, hiệu quả.

3. Cách chữa đau đầu bằng gừng
Củ gừng có thể ngăn chặn quá trình cảnh báo cho các nơ-ron thần kinh khi cơn đau đầu xảy ra, khiến cơ thể không nhận ra và không phản ứng lại với cơn đau đầu, gừng lại có tính ấm nóng, giúp sự lưu thông máu lên não diễn ra thuận lợi hơn, từ đó ngăn chặn hiệu quả các cơn đơn đầu.
Do đó, khi bạn thấy đau đầu, khó chịu, chóng mặt, bạn chỉ cần nhai một miếng gừng tươi hay nhâm nhi một tách trà gừng để cải thiện nhé!
4. Cách chữa đau đầu bằng tỏi
Tỏi là một loại gia vị quen thuộc có chứa chất khử trùng, sát khuẩn, kháng khuẩn, kháng viêm, chữa lành vết thương rất hiệu quả nhờ trong thành phần của tỏi chứa nhiều vitamin B6, mangan, selen, vitamin C và những khoáng chất “vàng” như phốt pho, canxi, kali, sắt, đồng,…
Nếu bạn đang bị đau đầu, bạn có thể bóc một vải tép tỏi, sau đó rửa sạch, thấm khô bằng giấy ăn, sau đó cho vào lỗ tai giống như đang nghe tai nghe vậy. Với cách làm này, bạn sẽ thấy dễ chịu, đỡ đau đầu hơn chỉ sau vài phút nhờ sức nóng, tính kháng viêm giảm đau của tỏi lan tỏa trong tai, đầu óc của bạn được lưu thông và thư giãn nhanh chóng.
Ngoài ra, bạn có thể để tỏi trong tai qua đêm, vào sáng hôm sau bạn sẽ thấy nhẹ nhõm, thoải mái, và đồng thời cơn đau đầu gần như biến mất.
Lưu ý: nên chọn các nhánh tỏi có kích thước to vừa vặn lỗ tai, đừng chọn nhánh tỏi nhỏ quá, có thể lọt vào lỗ tai khó lấy ra ngoài.

5. Cách chữa đau đầu bằng mật ong
Mật ong rất giàu các vitamin, chất chống oxy hóa, chất này rất tốt cho mạch máu, phòng tránh được các bệnh về mạch máu não, ngăn ngừa cơn đau nhức đầu nhanh chóng.
Cách thực hiện dùng mật ong để chữa đau đầu rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 50-80 ml nước cốt chanh, 1-2 thìa mật ong nguyên chất, 2 giọt tinh dầu oải hương.
Cho tất cả các nguyên liệu trên vào một cái cốc, thêm 100ml nước nóng, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp quyện vào nhau và uống khi hỗn hợp còn ấm sẽ rất hiệu quả.
6. Cách chữa đau đầu bằng tía tô
Với vị cay, tính ấm, vị cay, có chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn, diệt khuẩn cao, chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm nên lá tía tô mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là chữa cảm sốt, nhức đầu rất hiệu quả.
Có 3 cách sử dụng lá tía tô để chữa đau đầu:
- Xông hơi: Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác như lá bưởi, sả, cây mùi già, … nấu thành nồi nước lá dùng để xông hơi, ngồi xông đến khi nồi nước nguội hẳn.
- Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng, để mồ hôi toát ra.
- Uống nước tía tô: Tía tô tươi 15 – 20g giã nát, chế nước sôi và chắt nước trong dùng để uống. Uống xong đi nằm để nghỉ ngơi.
Khi thực hiện 3 cách trên, cơn đau đầu, ốm sốt sẽ giảm đi sau vài phút nghỉ ngơi.

7. Cách chữa đau đầu bằng đinh lăng
Qua nghiên cứu và thử nghiệm, Viện Y học quân sự đã chứng mình được cây Đinh lăng có những tính chất của Nhân sâm, có khả năng tăng cường sức dẻo dai và sức đề kháng của cơ thể, chống mệt mỏi, giúp ăn ngủ ngon. Đinh lăng còn có tác dụng gây hoạt hóa nhẹ, đồng bộ ở các tế bào thần kinh, tăng biên độ điện thế vỏ não, tăng hoạt động của các tế bào thần kinh, tăng cường tuần hoàn não, giảm đau đầu, chóng mặt, mất ngủ,… hiệu quả.
Bạn chỉ cần chuẩn bị phần rễ Đinh lăng, thái nhỏ và sao vàng, mỗi ngày dùng 10-15 gr hãm với nước sôi như hãm trà, uống nhiều lần trong ngày, phần còn lại cất trong lọ thủy tinh để dùng dần.
8. Cách chữa đau đầu bằng lá trầu không
Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, kháng khuẩn nhờ chứa tới 2,4% tinh dầu như: Eugenol, chavicol, chavibetol, Estragol,… có hoạt tính kháng sinh mạnh, giảm đau hiệu quả.
Cách chữa đau nhức đầu bằng lá trầu không như sau:
Lấy 5 lá trầu không già, rửa sạch, giã dập rồi xoa trực tiếp hoặc chấm rượu trắng để xoa, chà xát vào thái dương hay đỉnh đầu nhiều lần cho đến khi thấy giảm đau, nhẹ đầu, dịu cơn nhức đầu.
9. Cách chữa đau đầu bằng cây lược vàng
Trong cây lược vàng có chứa chất flavonoid và steroid và nhiều khoáng tố vi lượng có lợi cho sức khoẻ. Đặc biệt hoạt chất flavonoid trong cây lược vàng như vitamin P có khả năng làm tăng tác dụng của Vitamin C, làm bền mạch máu. Chất Quercetin có tác dụng chống oxy hoá, phòng chống hiệu quả cơn đau đầu do thoái hóa, mệt mỏi, căng thẳng,…
Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần lấy cây lược vàng (mỗi lần 2-3 lá), gồm cả lá và thân tươi rửa sạch, nhai với ít muối, nuốt phần nước, nhè phần bã đi.
Trên đây là những cách chữa đau đầu nhanh và hiệu quả với những nguyên liệu dễ kiếm, giúp bạn đối phó tạm thời khi cơn đau xảy ra mà không cần dùng đến thuốc giảm đau không có lợi cho sức khỏe.

Ngoài ra, bạn nên tham khảo và sử dụng sản phẩm có chứa tinh chất cao Bacopa từ Ấn Độ cùng các thảo dược quý: cao bạch quả, đương quy, thục địa, xuyên khung, đan sâm,… như Hoạt huyết Bổ Máu Đại Bắc, giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn máu não, dưỡng tâm an thần, tạo giấc ngủ sâu, tăng cường trí nhớ, giảm các chứng hay quên, giảm hoa mắt chóng mặt, đau đầu,… do thiếu máu, tuần hoàn máu kém, lưu thông máu kém, suy nhược thần kinh,…
Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe: 1800 1125 để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.