Hạ huyết áp thế đứng là gì? Nguyên nhân và xử trí hạ huyết áp tại nhà.
Hạ huyết áp gây hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Vậy khi bị hạ huyết áp phải làm thế nào, uống thuốc gì và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh hạ huyết áp qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
Nội dung chính
I – Hạ huyết áp – Những thông tin cần biết
Hạ huyết áp tiếng anh là gì? Hạ huyết áp tiếng Anh là Lowering Blood Pressure. Việc nắm rõ các dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.
1. Hạ huyết áp là bao nhiêu?
Hạ huyết áp là khi chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc hạ huyết áp tâm trương dưới 60mmHg.
Hạ huyết áp thế đứng là gì? Đây là tình trạng huyết áp tâm thu giảm ít nhất 20mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương giảm ít nhất 10mmHg khi ở tư thế đứng trong vòng 3 phút.
Hạ huyết áp chỉ huy là gì? Hạ huyết áp chỉ huy trong gây mê là một phương pháp chủ động hạ huyết áp, điều chỉnh huyết áp của bệnh nhân trong từng giai đoạn phẫu thuật sao cho phù hợp và có thể dễ dàng phục hồi huyết áp như ban đầu.
Hạ huyết áp là khi chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương dưới 60mmHg.
Hạ huyết áp cấp cứu là tình trạng hạ huyết áp quá mức so với bình thường. Huyết áp càng hạ thấp thì càng nguy hiểm nên cần đưa người bệnh đi cấp cứu càng nhanh càng tốt.
( → Xem thêm: Cao huyết áp/Huyết áp cao là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị.)
2. Nguyên nhân gây hạ huyết áp
Nguyên nhân khiến huyết áp bị hạ không chỉ do những thói quen sinh hoạt ngày ngày mà còn do một số bệnh lý. Cụ thể:
– Mất nước khiến cơ thể mệt mỏi và kiệt sức.
– Thiếu máu gây hạ huyết áp trong 5 phút.
– Các cơ quan trong cơ thể bị viêm nhiễm.
– Do xảy ra phản ứng vasovagal.
– Các bệnh lý nhiễm trùng, tim mạch.
– Đứng dậy và thay đổi tư thế đột ngột.
– Đi tiểu liên tục và nhiều lần.
– Do sốc phản vệ.
– Căng thẳng và làm việc quá sức.
– Chế độ ăn uống không khoa học và thiếu dinh dưỡng.
– Do sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh như: thuốc điều trị tim mạch, thuốc lợi tiểu, thuốc chữa trầm cảm…
– Hạ huyết áp khi mang thai do thay đổi nội tiết tố, tăng cân, thiếu dinh dưỡng.
3. Dấu hiệu của bệnh hạ huyết áp
Hạ huyết áp triệu chứng thế nào? Đối với một số người, huyết áp thấp có thể báo hiệu một vấn đề tiềm ẩn, đặc biệt là khi huyết áp giảm xuống đột ngột hoặc có kèm theo các dấu hiệu như:
– Chóng mặt hoặc lâng lâng.
– Ngất xỉu.
– Thiếu tập trung.
Chóng mặt hoặc lâng lâng là triệu chứng điển hình khi bị hạ huyết áp
– Mờ mắt.
– Buồn nôn.
– Da lạnh, nhão, nhợt nhạt.
– Thở nhanh và nông.
– Mệt mỏi.
– Khát nước.
II – Hạ huyết áp uống thuốc gì? Thuốc Đông y hạ huyết áp
Khi không may mắc bệnh hạ huyết áp gây nhiều phiền toái cho công việc và cuộc sống hàng ngày, nhiều người bệnh sẽ đặt câu hỏi hạ huyết áp uống thuốc gì mau khỏi?
Tốt nhất, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó sẽ tư vấn chính xác loại thuốc cần uống và sử dụng theo tình trạng bệnh của mỗi người.
Các loại thuốc Tây được bác sĩ kê đơn cho người bệnh trong trường hợp cần thiết gồm: Ephedrin, Pantocrin, Heptamyl và Bioton…
Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc hạ huyết áp Đông y được nhiều người sử dụng hiện nay như:
– Bài thuốc Đông y chữa hạ huyết áp số 1: Đảng sâm 15g, ngũ vị tử 5g, phù tiểu mạch 30g, mạch môn 9g, hoàng kỳ 15g, chích cam thảo 9g, nhục quế từ 4g, táo tàu 5 quả.
Cho các nguyên liệu vào ấm sắc với 1 lít nước. Sắc còn khoảng 400ml thì chia làm 2 lần uống hết trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang và uống liên tục 5 thang.
– Bài thuốc Đông y chữa hạ huyết áp số 2: Bột nhân sâm 25g, bột tử hà sa 50g, mật ong. Trộn 3 nguyên liệu với nhau rồi cho vào lọ cất uống dần. Mỗi lần uống lấy 5g pha với 1 cốc nước nóng. Mỗi ngày uống 2 cốc.
Bài thuốc Đông y chữa hạ huyết áp
(→ Xem thêm: Bị huyết áp thấp có hiến máu được không?)
III – Hạ huyết áp và cách điều trị không dùng thuốc
Hạ huyết áp cần làm gì? Xử trí hạ huyết áp thế nào cho đúng? Người bệnh nên tham khảo cách xử lý hạ huyết áp khoa học như sau:
– Ngay khi xuất hiệu dấu hiệu bị hạ huyết áp, người bệnh tùy vào vị trí có thể ngồi hoặc nằm. Nếu nằm được sẽ tốt hơn cả, nhưng nhớ để bệnh nhân nằm ở tư thế đầu thấp hơn chân.
– Nếu có máy đo huyết áp, hãy đo cho người bệnh để nắm được chỉ số huyết áp thấp.
– Cho người bệnh uống 2 cốc nước lọc (khoảng 480ml) để ổn định huyết áp. Ngoài ra có thể cho uống nước gừng, cà phê, nước sâm, nước chè đặc, nước ho hoặc các thức ăn nhiều muối.
– Nếu có thuốc hạ huyết áp uống hàng ngày, hãy cho người bệnh uống.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp một số phương pháp hỗ trợ điều trị hạ huyết áp nhanh tại nhà dưới đây.
1. Hạ huyết áp ăn gì uống gì?
– Nho khô: Hạ huyết áp phải làm gì? Hãy ăn nho khô. Thực phẩm này có tác dụng duy trì huyết áp ổn định và luôn ở mức độ bình thường bằng cách hỗ trợ các chức năng của tuyến thượng thận. Người hay bị hạ huyết áp nên ăn nho khô vào buổi sáng khi đói.
– Muối chứa sodium: Đây là thực phẩm có tác dụng làm tăng huyết áp, theo đó bạn nên cho một ít vào cốc nước uống hàng ngày.
Nhưng hãy nhớ không nên lạm dụng uống quá nhiều muối chứa sodium nhé. Tìm kiếm chữa hạ huyết áp bằng cách nào đừng bỏ qua muối chứa sodium.
– Nước chanh: Nếu bị hạ huyết áp do mất nước, bạn hãy uống nước chanh sẽ giúp cải thiện huyết áp khá hiệu quả.
Chất chống oxy hóa có trong chanh có khả năng điều tiết lưu thông máu đồng thời duy trì huyết áp ở mức độ ổn định. Nếu băn khoăn không biết hạ huyết áp làm gì, bạn hãy thử uống 1 cốc nước chanh ấm xem sao nhé.
– Hạnh nhân: Ăn hạnh nhân hàng ngày hoặc uống sữa hạnh nhân vào buổi sáng có tác dụng cải thiện bệnh huyết áp hiệu quả.
– Thực phẩm chứa caffein: Caffein có nhiều trong các loại đồ uống như cà phê, cola, chè đặc, chocolate nóng. Dung nạp caffein có tác dụng làm tăng huyết áp nhanh chóng. Đây là hạ huyết áp không dùng thuốc rất đơn giản mà hiệu quả.
Các thực phẩm tốt cho người hạ huyết áp
– Các thực phẩm khác: Rễ cam thảo, gan lợn, tôm, cá, sữa, trứng gà, , các loại đậu, khoai lang, thịt nạc, rau đay, rau dền, quả lựu… cũng là những thực phẩm rất tốt mà người hạ huyết áp nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.
– Nước lọc: Hạ huyết áp uống nước gì? Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người bị hạ huyết áp nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước đồng thời tăng thể tích máu, tránh tình trạng bị hạ huyết áp đột ngột. Uống nước lọc cũng là cách chữa hạ huyết áp khẩn cấp hiệu quả.
Hạ huyết áp không nên ăn gì? Các thực phẩm không nên hoặc hạn chế ăn gồm có: Cà chua, mướp đắng, thực phẩm giàu tinh bột, hạt dẻ nướng, táo mèo, sữa ong chúa; rượu bia, thuốc lá; các loại rau hạ huyết áp như rau bina, cần tây, hành tây, tảo bẹ; các thực phẩm có tính lạnh gồm dưa hấu, đậu đỏ, hạt hướng dương, đậu xanh…
2. Hạ huyết áp bằng diện chẩn
Để chữa hạ huyết áp bằng phương pháp diện chẩn, bạn nên bấm vào các vị trí: 54, 55, 51, 41, 61, 26, 3, 12, 8, 14, 15, 16, 29, 39,85, 87, 180, 100, 188, 277, 222, 173, 143 ở trong hình.
Cách thực hiện như sau: Bạn bôi cao hoặc dầu vào các vị trí cần thực hiện các động tác day và bấm để đưa nhiệt vào thể giúp tăng huyết áp.
Chữa hạ huyết áp bằng phương pháp diện chẩn
3. Bài tập yoga hạ huyết áp
Bị hạ huyết áp phải làm sao? Người thường bị hạ huyết áp nên tập yoga đều đặn mỗi ngày để tăng cường lưu lượng máu trong cơ thể, ổn định huyết áp.
– Tư thế yoga đứng trên vai: Nằm ngửa, hai tay xuôi theo thân, lòng bàn tay úp xuống thảm. Hít vào, hai chân sát vào nhau, đưa lên qua đầu.
Dùng hai cùi chỏ làm điểm tựa, hai bàn tay đỡ vào vùng eo, nâng thân người lên thẳng đứng. Cằm và ngực sát vào nhau làm thành góc vuông. Mắt nhìn vào hai đầu ngón chân cái. Thở ra bình thường.
– Tư thế Pranayama: Người bệnh sẽ ngồi thiền. Khoanh hai chân và dùng một ngón tay bịt một bên cánh mũi. Thở sâu bằng cánh mũi còn lại.
– Tư thế rắn hổ mang: Nằm sấp, hai tay xuôi theo cơ thể, má phải chạm thảm. Hai bàn tay đặt phía dưới vai, hít vào nâng cơ thể lên, mở rộng lồng ngực, vươn cao đầu, giữ nguyên tư thế và nín thở 8 giây. Thở ra nhẹ nhàng hạ người xuống, về tư thế ban đầu.
Tư thế yoga rắn hổ mang
IV – Hạ huyết áp tại nhà – Những thắc mắc thường gặp
Có rất nhiều thắc mắc của người bệnh xung quanh các giải pháp chữa hạ huyết áp tại nhà. Dưới đây là những giải đáp từ Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc:
1. Lá vối có hạ huyết áp không?
Theo Y học cổ truyền, lá vối có tính mát, vị đắng có tác dụng kích thích tiêu hóa, giải độc, thanh nhiệt, chống đầy bụng và ổn định đường huyết,…
Người bị hạ huyết áp nhanh có thể uống nước lá vối để hỗ trọ điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên cần lưu ý chỉ nên uống chỉ 1 cốc nước vối/ ngày; không nên uống nước vối khi đói và nên pha loãng khi uống.
2. Mướp đắng có hạ huyết áp không?
Theo đông y, mướp đắng tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, bổ gan và dưỡng huyết. Ăn hoặc uống nước ép mướp đắng không chỉ giúp làm hạ huyết áp mà còn tăng khả năng phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp, thận và tim mạch.
Ăn hoặc uống nước ép mướp đắng giúp làm hạ huyết áp
Do đó, những người từng có tiền sử hạ huyết áp hoặc bị bệnh huyết áp thấp không nên ăn nhiều mướp đắng. Nếu không biết và ăn nhiều mướp đắng người bệnh sẽ có thể bị hạ huyết áp và hạ đường huyết, đau đầu, chóng mặt và hoa mắt, rất nguy hiểm.
3. Ăn chuối có hạ huyết áp không?
Chuối là thực phẩm ít natri và giàu kali, có khả năng hạ huyết áp ở những người bị bệnh cao huyết áp, tăng huyết áp. Vì vậy, người bị bệnh hạ huyết áp không nên hoặc hạn chế ăn chuối để tránh tình trạng huyết áp hạ thấp hơn gây nguy hiểm.
4. Hạ huyết áp có nên uống trà đường?
Hạ huyết áp uống trà đường được không? Trà đường chỉ nên sử dụng trong các trường hợp người bị hạ huyết áp do hạ đường huyết nhằm mục đích tăng đường trong cơ thể.
Trong trường hợp nếu bạn bị hạ huyết áp do các nguyên nhân khác thì việc uống trà đường không thực sự hiệu quả, thậm chí có thể gây tác dụng phụ không mong muốn.
Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc hạ huyết áp uống nước đường được không.
5. Ăn tỏi có hạ huyết áp không?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hợp chất Allicin trong củ tỏi có tác dụng ngăn ngừa, bảo vệ và chống lại các bệnh về tim mạch, hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn, hạ huyết áp và ổn định huyết áp.
Chính vì vậy, người bị hạ huyết áp không nên hoặc hạn chế ăn tỏi để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
Người bị hạ huyết áp không nên hoặc hạn chế ăn tỏi để tránh tình trạng bệnh nặng hơn
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.