Ăn mít có tác dụng gì không? Tác dụng của quả mít đối với sức khỏe
Quả mít chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như vitamin, khoáng chất, chất điện giải, chất xơ, chất béo và protein. Do mít giàu chất chống oxy hóa nên mít rất tốt cho mắt, bảo vệ mắt không bị được thuỷ tinh thể và thoái hoá điểm vàng. Trái mít cũng chứa lượng lớn kali để duy trì chất lỏng và cân bằng chất điện giải.
Cây mít là một loại cây ăn quả quen thuộc được trồng rất nhiều ở các làng quê Việt Nam.
Nội dung chính
I – Quả mít là quả gì?
Quả mít tiếng Anh là gì? Quả mít tiếng Anh là Jack fruit. Cây mít là một loại cây ăn quả quen thuộc ở các làng quê Việt Nam.
Cây mít thuộc họ dâu tằm, mọc ở hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam. Trong Nam có mít Tố Nữ, quả mít không hạt, quả mít mơ; ngoài Bắc có mít dai, mít mật; bên cạnh đó còn có quả mít nài, quả mít nhỏ ở Tây Nguyên, quả mít màu đỏ ở miền Tây…
Ý nghĩa của trái mít là gì? Từ xa xưa, ông bà ta đã thích trồng mít trước nhà, không chỉ vì để lấy quả ăn mà còn là vì đây là loại cây mang trong mình ý nghĩa phong thủy sâu xa.
Cây mít đâm chồi nảy lộc và xanh tốt quanh năm tượng trưng cho sự phát lộc, phát tài. Dù đất có cằn cỗi thế nào thì lá mít vẫn xanh tươi tượng trưng cho sự nỗ lực, không vươn lên để thăng tiến trong sự nghiệp.
Quả mít thường mọc thành chùm, trong mỗi quả đều có rất nhiều múi tượng trưng cho sự đoàn kết, gắn bó, con cháu đông đúc, gia đình hạnh phúc. Mùi thơm phúc của trái mít khi để trong nhà giúp gia đình gặp nhiều niềm vui và may mắn.
Dưới đây là một số hình quả mít:
Mít Tố Nữ
Mít mật
Quả mít nài
II – Ăn mít có tác dụng gì không? Tác dụng của quả mít đối với sức khỏe
Dưới đây là tác dụng của quả mít chín với sức khỏe con người:
– Bảo vệ hệ miễn dịch: Quả mít có tác dụng gì? Mít là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Với hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao tăng cường bảo vệ hệ miễn dịch của bạn chống lại các bệnh thông thường như ho, cảm lạnh và cúm. Vitamin C cũng bảo vệ hệ thống miễn dịch không bị nhiễm trùng.
– Cung cấp năng lượng: Ăn mít có tác dụng gì không? Mít chứa một lượng carbohydrate và calo cao, các chất đường như fructose và sucrose, do đó cung cấp cho bạn nguồn năng lượng tuyệt vời. Ngoài ra mít không chứa cholesterol nên rất an toàn và lành mạnh cho sức khỏe.
– Bảo vệ bạn khỏi ung thư: Ăn quả mít có tác dụng gì? Mít là một nguồn giàu chất chống oxy hóa, dinh dưỡng thực vật và flavonoid có lợi cho việc bảo vệ bạn khỏi các bệnh ung thư.
Có được lợi ích này là do mít chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp bảo vệ khỏi các gốc oxy tự do. Các gốc tự do được sản xuất ra là do sự mất cân bằng oxy hoá.
Các gốc tự do gây tổn thương DNA trong các tế bào và biến đổi các tế bào bình thường thành tế bào ung thư. Chất chống oxy hóa trong mít có tác dụng trung hòa các gốc tự do và hoạt động như một lá chắn để bảo vệ DNA khỏi các gốc tự do. Mít bảo vệ bạn khỏi ung thư ruột già, ung thư phổi và ung thư khoang miệng.
Ăn mít giúp bảo vệ bạn khỏi ung thư
( → Xem thêm tác dụng của thanh long với sức khỏe TẠI ĐÂY)
– Duy trì huyết áp ổn định: Đây là công dụng của quả mít chín không thể bỏ qua. Mít chứa lượng kali dồi dào, kali là chất cần thiết để duy trì lượng natri ở mức ổn định. Ngoài ra nếu hàm lượng kali cao còn cân bằng điện giải, giúp làm giảm huyết áp cao và làm giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim.
– Cải thiện hệ tiêu hóa: Mít chứa lượng chất xơ cao, chất xơ có tác dụng làm nhuận tràng. Vì vậy, nó cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Đây là tác dụng của quả mít đối với sức khỏe tiếp theo chúng tôi muốn nhắc đến.
– Phòng ngừa ung thư đại tràng: Tác dụng của mít là phòng ngừa ung thư đại tràng. Sở dĩ như vậy là do mít chứa thực phẩm béo giúp làm sạch độc tố ra khỏi ruột kết (đại tràng). Do đó làm giảm những tác động của độc tố trong ruột kết và bảo vệ bạn khỏi ung thư đại tràng.
– Tốt cho mắt: Tốt cho mắt là công dụng của quả mít chín rất ít người biết. Mít chứa Vitamin A, một chất dinh dưỡng quan trọng để mắt khỏe mạnh, cải thiện tầm nhìn và bảo vệ mắt khỏi các gốc tự do.
Thêm nữa, mít giàu chất chống oxy hoá nên có lợi cho việc ngăn chặn sự thoái hoá của võng mạc. Vì vậy, mít có công dụng bảo vệ mắt không bị đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Mít chứa Vitamin A nên rất tốt cho mắt
– Chống lão hoá và tốt cho da: Công dụng của mít tiếp theo là chống lão hóa và tốt cho da. Lão hóa là một quá trình tự nhiên do nhiều yếu tố tác động, nhưng chủ yếu là do độ tuổi.
Nếu môi trường bị ô nhiễm, tia UV và khói thì quá trình lão hóa bị kích thích và diễn ra nhanh hơn. Nguyên nhân chính của lão hóa là các gốc tự do được sản xuất trong cơ thể do mất cân bằng oxy hoá được gây ra bởi ô nhiễm.
Chất chống oxy hóa trong mít đã được chứng minh có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa. Ăn mít cũng duy trì độ ẩm cho da và bảo vệ bạn khỏi các bệnh ngoài da.
– Tốt cho xương: Nhắc tới công dụng của trái mít, bạn sẽ bất ngờ khi nhận được thông tin ăn quả mít chín rất tốt cho xương.
Mít chứa lượng canxi cao giúp tăng cường và bảo vệ xương khỏe mạnh. Canxi đã được chứng minh thực phẩm tốt nhất để ngăn ngừa bệnh loãng xương.
– Ngăn ngừa thiếu máu: Mít chứa các vitamin như vitamin A, C, E, K, niacin, folate, axit pantothenic, vitamin B6 và các khoáng chất như đồng, mangan và magie… những chất quan trọng cho máu.
Cũng do giàu vitamin C nên mít làm tăng khả năng hấp thụ chất sắt cho cơ thể. Vì vậy, tác dụng của trái mít là ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu thiếu sắt.
Ăn mít giúp ngăn ngừa thiếu máu
III – Những lưu ý khi ăn mít
Mít chín ăn rất ngon, nhưng nếu ăn không đúng cách, bạn có thể sẽ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như nổi mụn, bụng khó chịu ấm ích. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn mít giúp bạn khỏe đẹp toàn diện.
1. 1 quả mít bao nhiêu calo?
Theo nghiên cứu, trong 100g thịt mít chứa khoảng 95 calo. Mức calo trong quả mít được đánh giá là ở mức trung bình. Do đó, nếu ăn mít đúng cách sẽ không lo bị tăng cân.
Bạn không nên ăn quá nhiều mít cùng lúc; mỗi ngày chỉ nên ăn từ 4-5 múi; nên ăn mít sau khi ăn cơm từ 1-2 tiếng đồng hồ; không nên ăn vào ban đêm…
2. Quả mít bao lâu thì chín?
Quả mít thường sẽ chín sau khi trổ từ 90 đến 120 ngày. Trái mít ngon là trái mít đã giả, các gai căng nở, chuyển từ màu xanh sang màu nâu nhạt hoặc xanh vàng; mủ lỏng, khi vỗ thì kêu bôm bốp.
Khi mua mít, bạn không nên chọn những quả mít bị sâu vì có thể chất lượng mít sẽ không ngon.
3. Những đối tượng không nên ăn mít
Những đối tượng không ăn hoặc hạn chế ăn mít gồm: người mắc các bệnh tiểu đường, suy thận, gan nhiễm mỡ, suy nhược sức khỏe, khó tiêu, đầy hơi, rối loạn đường máu, gan nhiễm mỡ, người bị thừa cân, béo phì…
Người bị gan nhiễm mỡ, thừa cân, béo phì không nên ăn mít
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.