Bệnh hen suyễn ở trẻ em và người lớn: Nguyên nhân và cách chữa trị
Hẹ, Đu đủ, Quất, Gừng, Cải cúc, Rẻ quạt, Củ cải, Vỏ rễ dâu, Mơ, Chanh ta, Hoa mướp, Bạc hà, Cam thảo, Húng chanh, Lá chanh… Đây là những vị thuốc hay được dùng khi chữa ho, hen suyễn. Cùng tìm hiểu chi tiết bệnh hen suyễn nguyên nhân và cách điều trị qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
I – Hen suyễn là bệnh gì? Có chữa được không?
Hen suyễn tiếng Anh là gì? Hen suyễn Tiếng Anh là Asthma. Hen suyễn tiếng Trung là gì? Hen suyễn tiếng Trung là Xiāo chuǎn, 哮喘.
Hen suyễn có tên gọi dân gian là hen phế quản, là bệnh lý hô hấp mãn tính thường gặp ở trẻ em và cả người lớn. Bệnh hen suyễn xảy ra do cơ thể phản ứng với các dị ứng nguyên, liên quan đến các yếu tố di truyền và các tác nhân từ môi trường bên ngoài.
Vậy bệnh hen suyễn có chữa được không? Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không? Hen suyễn là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng việc tuân thủ điều trị sẽ giúp ích trong kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
Hen suyễn là bệnh lý hô hấp mãn tính gặp ở các trẻ em và người lớn
II – Hen suyễn nguyên nhân do đâu?
Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh hen suyễn do nhiều do nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau hoặc là sự phối hợp giữa nhiều yếu tố. Trong đó, các tác nhân dị ứng là nguyên nhân mắc bệnh hen suyễn thường gặp nhất. Cụ thể:
1. Nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ em
Các tác nhân dị ứng gây hen suyễn gồm:
– Tác nhân nhiễm khuẩn: Là các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm mũi,viêm họng, viêm VA, viêm amidan…
– Khói thuốc lá.
– Khói bụi.
– Các chất dị ứng trong gia đình như phấn hoa, chăn lông, lông vật nuôi..
– Chất nặng mùi như nước hoa, nước xịt côn trùng, các loại sơn phun..
– Các chất trong công nghiệp như bụi kim loại, hơi sơn, khói xăng dầu…
– Dị ứng với thức ăn, đồ uống hoặc các chất phụ gia.
– Do vận động quá sức.
Các tác nhân không dị ứng gây hen suyễn gồm:
– Di truyền: Trong gia đình có người bị hen phế quản thì nguy cơ trẻ bị hen suyễn sẽ cao hơn.
– Yếu tố tâm lý: Trẻ lo lắng, căng thẳng hoặc bị sang chấn tâm lý,…
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị hen suyễn
2. Nguyên nhân gây hen suyễn ở người lớn
Ngoài các nguyên nhân gây hen suyễn vừa nêu trên, người lớn bị hen suyễn còn do các nguyên nhân sau:
– Thay đổi hormone: Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh hoặc phụ nữ mang thai dễ lên cơn hen suyễn hơn.
– Rối loạn chức năng tình dục.
– Hút thuốc lá.
– Sử dụng một số loại thuốc như: aspirin, ức chế beta, ibuprofen, naproxen
– Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
– Thường xuyên căng thẳng, stress.
III – Dấu hiệu bệnh hen suyễn ở trẻ em và người lớn
Các biểu hiện bệnh hen suyễn ở trẻ em, trẻ sơ sinh và người lớn thường có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng như sau:
– Thở nhanh, thở dốc.
– Ho, khạc đờm, nặng hơn khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.
– Thở rít, thở khò khè. Đây là triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp chẩn đoán bệnh.
– Có cảm giác bóp nghẹn hoặc đau ngực
– Rối loạn giấc ngủ, ngáy do khó thở.
– Ho, thở rít xuất hiện vào ban đêm.
– Trong cơn khó thở, nghe phổi có ran rít rải rác.
Bệnh hen suyễn nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách dễ gây ra những biến chứng như: xẹp phổi, nhiễm khuẩn phế quản, khí phế thũng, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, tâm phế mạn tính, ngừng hô hấp kèm theo có tổn thương não, suy hô hấp…
Do đó, khi nghi ngờ có dấu hiệu bị hen suyễn, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt.
Các dấu hiệu điển hình và đặc trưng của bệnh hen suyễn
IV – Hen suyễn có mấy giai đoạn?
Các giai đoạn của bệnh hen suyễn gồm:
– Giai đoạn khởi phát: Cơn hen thường xuất hiện vào nửa đêm và sáng sớm. Triệu chứng báo trước là ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi, bồn chồn, ho từng cơn,…
– Giai đoạn lên cơn: Xuất hiện tình trạng khó thở, tiếng thở rít kéo dài, nhịp thở chậm; lồng ngực căng ra khi lên cơn he, các cơ hô hấp phụ nổi rõ, đầu tay chân có thể bị tím tái sau đó lan ra mặt và toàn thân…
– Giai đoạn lui cơn: Hen suyễn giai đoạn cuối có thể sau vài phút thậm chí là vài giờ. Khi cơn hen suy giảm dần, người bệnh ho khạc đờm rất khó khăn, đờm đặc quánh, có nhiều hạt nhỏ như hạt trai. Càng nhiều đờm được khạc ra thì càng báo hiệu cơn hen sắp hết.
Người bị hen suyễn sẽ trải qua 3 giai đoạn khác nhau
V – Hen suyễn kiêng gì và nên ăn gì?
Chế độ ăn bệnh hen suyễn nên gồm những gì và kiêng những gì để kiểm soát triệu chứng bệnh? Dưới đây là các loại thực phẩm người bệnh hen suyễn nên ăn và cần ránh để đảm bảo sức khỏe trong suốt quá trình điều trị bệnh.
1. Bệnh hen suyễn nên ăn gì?
– Các thực phẩm giàu Vitamin C: Vitamin C có nhiều trong các loại hoa quả như dưa vàng, kiwi, cam, bưởi, súp lơ xanh và cà chua…
– Các thực phẩm giàu Vitamin D gồm sữa, cá hồi, nước cam và trứng…
– Các thực phẩm giàu Omega-3 gồm cá hồi, cá trích, hạt lanh, cá mòi, cá cơm, cá trích, hàu..
– Các thực phẩm giàu magie gồm: Các loại rau xanh; các loại đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng; các loại hạt như hạt bí, hạt điều, hạt dẻ; cà chua; chuối; Atiso; ngũ cốc nguyên cám; sữa…Đây là những thực phẩm chữa bệnh hen suyễn vô cùng tuyệt vời.
2. Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì?
Bệnh hen suyễn nên kiêng ăn gì ? Các thực phẩm người bị bệnh hen suyễn nên kiêng hoặc hạn chế ăn gồm:
– Các loại nước cam, chanh đóng chai.
– Hen suyễn kiêng gì? Hãy tránh xa rượu, bia.
– Trái cây và rau củ sấy khô.
– Thực phẩm ngâm chua.
– Đồ đông lạnh, đồ đóng gói sẵn.
– Các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như đậu phộng, đậu nành, lúa mì, sữa bò, tôm, cua…
– Hạn chế ăn muối và các thực phẩm nhiều muối.
– Các thực phẩm có chứa sulfite.
– Thực phẩm giàu calo.
– Thực phẩm có gas.
Người bệnh nên hạn chế ăn đồ đông lạnh, đồ đóng gói sẵn
( → Xem thêm: Bệnh văn phòng là gì? Top 9 chứng bệnh dân văn phòng thường gặp)
VI – Bệnh hen suyễn nên uống thuốc gì? Các bài thuốc chữa bệnh hen
Bệnh hen suyễn được phân làm 4 bậc: bậc 1 (nhẹ, cách quãng), bậc 2 (nhẹ, dai dẳng), hen suyễn bậc 3 (trung bình, dai dẳng) và bậc 4 (nặng, dai dẳng). Mỗi cấp độ bệnh sẽ có cách điều trị và thuốc điều trị khác nhau.
Do đó, để biết chính xác bị bệnh hen suyễn nên uống thuốc gì và cách điều trị thế nào, người bệnh tốt nhất nên đến gặp bác sĩ.
Sau khi thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể bệnh hen suyễn thuốc điều trị thế nào. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Khi lên cơn hen suyễn phải làm sao? Bên cạnh việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể tham khảo một số cách chữa hen suyễn dân gian và bài thuốc đông y chữa bệnh hen suyễn tại nhà dưới đây:
1. Chữa bệnh hen suyễn cho trẻ em
– Điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em bằng lá hẹ: Lá Hẹ hấp với đường đặt trong nồi cơm hoặc đun cách thuỷ lấy nước cho uống. Hoặc dùng 12-24g lá Hẹ giã tươi lấy nước uống.
– Chữa ho hen suyễn mất ngủ bằng quất: Quất 2 quả (bỏ vỏ, hạt, vách múi), bột ngó sen một ít, đường 100g, một ít hoa quế, nấu chè ăn. Hoặc quả quất chín 10g, hoa hồng bạch 10g, hạt chanh 10g, rửa sạch, cho vào bát cùng với một ít mật ong hay đường phèn, đem hấp cơm 20 phút, lấy ra nghiền nát, chắt lấy nước để uống.
Một bài thuốc khác chữa ho hen suyễn ở trẻ bằng quả quất khá hiệu quả khác là quất 10 quả, gừng tươi 6g, thiên trúc hoàng 6g. Sắc lấy nước uống ngày một lần
– Chữa hen suyễn viêm phế quản bằng gừng: Gừng có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống co thắt cơ trơn, giảm đau, giảm ho, hạ sốt, kháng histamin. Được dùng chữa ho, viêm phế quản. Ngày dùng 4-12g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
– Chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em bằng cải cúc: Dùng lá cải cúc thái nhỏ 6g, thêm ít mật ong, hấp vào nồi cho tiết nước ra, chia nhiều lần uống trong ngày.
– Cách chữa bệnh hen suyễn cho trẻ em bằng cam thảo: Dùng cam thảo nướng 120g tán bột, uống mỗi lần 4g, ngày uống 3-4 lần (Nam dược thần hiệu).
– Chữa hen suyễn ho có đờm, ho ra máu, trẻ em ho gà bằng rễ dâu: Vỏ rễ dâu (tang bạch bì): Ngày dùng 4-12g, sắc nước uống.
– Mẹo chữa bệnh hen suyễn bằng lá húng chanh: Lá húng chanh non 5-10g giã nát vắt lấy nước cốt nóng. Hoặc đem giã nhỏ một nắm lá (15-20g), thêm nước, vắt lấy nước uống làm hai lần trong ngày.
Đối với trẻ em, thêm ít đường, đem hấp cơm cho uống làm 2-3 lần. Nếu đang thắc mắc bệnh hen suyễn chữa như thế nào, hãy thử sử dụng húng chanh xem sao nhé.
– Chữa bệnh hen suyễn tại nhà bằng vỏ quýt: Trần bì (Vỏ quả Quýt chín) 12g sắc với 200ml nước, còn 100ml; thêm đường để vừa ngọt, uống dần trong ngày (Dược liệu Việt Nam).
– Bí quyết chữa bệnh hen suyễn, ho có đờm bằng lá bạc hà: Lá bạc hà tươi 50g vắt nước uống hàng ngày.
Chữa hen suyễn cho trẻ em bằng lá bạc hà
2. Các phương thuốc chữa bệnh hen suyễn cho người lớn
– Thuốc uống chữa bệnh hen suyễn, ho gà bằng hoa đu đủ đực: Hoa đu đủ đực 20g đem hấp với đường phèn lượng vừa đủ, chia uống vài lần trong ngày. Cũng có thể hấp kết hợp với há hẹ 10g, hạt chanh 10g.
– Phương pháp trị bệnh hen suyễn tại nhà bằng cây rẻ quạt: Ðể chữa ho, viêm họng, có thể phối hợp với rễ Mạch môn, Húng chanh, hoa Ðu đủ đực, đem giã nhỏ, hấp cơm, hoặc với rễ Cam thảo đất, rễ Đậu săng, giã ngậm.
– Phương pháp chữa bệnh hen suyễn, ho, có sốt, khó thở, tức ngực, khạc đờm vàng bằng hoa mướp: Hoa mướp 12g rửa sạch hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, pha thêm 20g mật ong, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 2 thang.
Tìm kiếm bệnh hen suyễn cách điều trị thế nào, bạn đừng bỏ qua bài thuốc đơn giản mà hiệu quả này nhé.
– Chữa ho hen suyễn nhiều đờm, khản tiếng bằng củ cải: Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa, mật ong mỗi vị 250g. Lê gọt vỏ bỏ hạt, củ cải, gừng tươi rửa sạch thái nhỏ.
Cho từng thứ vào vải xô vắt nước để riêng. Đổ nước củ cải, lê đun to lửa cho sôi, bớt lửa cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều đun sôi lại. Khi nguội cho vào lọ đậy kín dùng dần, mỗi lần một thìa canh pha vào nước nóng để uống. Uống ngày hai lần.
– Cách chữa bệnh hen suyễn bằng mật ong: Hòa 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất hòa với 250ml nước ấm. Khuấy đều lên và uống khi còn ấm. Uống 2-3 cốc mỗi ngày.
– Thạch sùng chữa bệnh hen suyễn: Thạch sùng sấy khô rồi đem tán thành bột. Mỗi lần uống 2-4g với rượu, mỗi ngày uống 2-3 lần.
– Cá ngựa chữa bệnh hen suyễn: Cho 5g cá ngựa và 10g đương quy vào sắc cùng 200ml nước. Sắc cho đến khi chỉ con 50ml thì lọc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 cốc.
Chữa hen suyễn bằng thuốc Đông y
( → Xem thêm: Những căn bệnh người già thường mắc phải cực nguy hiểm)
– Chữa bệnh hen suyễn bằng đông y: Bài thuốc Đông y chữa hen suyễn Tô tử giáng khí thang: Tô tử 12g, đương quy 20g, bán hạ 20g, hậu phác 16g, nhục quế 8g, trần bì 8g, cam thảo 8g, tiền hồ 16g,
Cách dùng: Tô tử giã dập, hậu phác cạo bỏ vỏ, bán hạ chế. Tám vị trên cho sắc với 1,6 lít nước. Sắc lọc bỏ bã lấy 250ml, chia làm 5 lần uống hết trong ngày.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh hen suyễn, bạn vui lòng gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn cước) để được dược sĩ tư vấn.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.