(Huyết sâm) Đan sâm có tác dụng gì? Những tác dụng của đan sâm
Từ lâu, đan sâm đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như mất ngủ, thiếu máu suy thận, đau khớp, viêm phế quản, suy nhược thần kinh,… Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng và cách dùng đan sâm trong điều trị bệnh.
Đan sâm – vị thuốc quý chữa bách bệnh được nhiều người tìm mua
Nội dung chính
I – Đan sâm là cây gì? Hình ảnh cây đan sâm
Đan sâm có tên khoa học là Salvia miltiorrhiza, là tên gọi của rễ cây đan sâm. Loại cây này còn có nhiều tên gọi khác như cây Huyết sâm, Huyết căn, Xích sâm, Cửu thảo, Viểu đan sâm, Xôn đỏ, Tử đan sâm, Hồng căn, Hồng huyết sâm…
Đan sâm là thảo dược quý hiếm thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Là cây thân thảo có độ cao trung bình khoảng từ 30-60cm; lá kép mọc đối nhau, xẻ hai hoặc xẻ 3 và có răng cưa ở phần bìa lá; hoa của cây đan sâm thường mọc thành từng chùm, vòi hoa dài và hoa có màu tím.
Tại Việt Nam, cây đan sâm được trồng nhiều ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Cây huyết sâm có nhiều ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ở Việt Nam, đan sâm được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc, trong đó Tam Đảo (Vĩnh Phúc) là nhiều nhất.
Bộ phận của cây đan sâm thường được thu hái và dùng để trị bệnh là rễ cây xích sâm đã trưởng thành.
II – Cây đan sâm có tác dụng gì?
1. Tác dụng của đan sâm theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, xích sâm có vị đắng, hơi lạnh và không độc; được quy vào kinh Tâm, Can và Tâm bào.
Tác dụng của đan sâm theo y học cổ truyền khá nhiều và được ghi chép trong các loại sách cổ như sau:
– Hoạt huyết hóa ứ, dưỡng huyết an thần, lương huyết tiêu ung, thanh nhiệt.
– Hoạt huyết, trị sán thống, thông tâm bào lạc.
– Dưỡng huyết, phúc kết khí, khử tâm, trừ phong tà lưu nhiệt, cước tý, uống lâu có lợi.
– Chủ tâm phúc tà khí, hàn nhiệt tích tụ, trường minh, chỉ phiền mạn, phá trưng trừ hà, ích khí.
– Thông lợi quan mạch, dưỡng thần định chí, trị lãnh nhiệt lao, tay chân không cử động linh hoạt, khó cử động, đau nhức khớp, phá ứ huyết, bổ tân sinh huyết an thai, tống tử thai, đơn đọc, nhọt đọc, ôn nhiệt sinh cuồng, đau đày mắt đỏ.
– Bổ tâm huyết, phá súc huyết, ban sinh thái, điều kinh mạch, tống tử thai, chỉ băng trung đới hạ.
– An thần thai, dưỡng thần định chí, điều kinh trừ phiền, phong tý, mục xích, băng đới, sưng đau, sán thống.
( → Xem thêm: Cây sinh địa có tác dụng gì? 10 Tác dụng của sinh địa hoàng)
2. Tác dụng của đan sâm theo y học hiện đại
Theo các nghiên cứu dược lý hiện đại, với thành phần các chất hòa tan trong nước hòa tan trong mỡ và một số chất khác như tinh thể vàng (Methyl-tanshinone, Cryptotanshinon, Isocryptotanshion); dẫn xuất Ceton (Tasinon I, II và III); Acid lactic; Phenol và vitamin E, cây đan sâm có tác dụng sau:
– Làm giãn động mạch vành, lưu thông máu.
– Cải thiện chức năng tim, ngăn chặn nhồi máu cơ tim.
– Chống đông máu, cải thiện tuần hoàn ngoại vi.
– Đan sâm tác dụng hạ huyết áp.
– Làm giảm Triglyceride trong gan và máu.
– Đan sâm vị thuốc có tác dụng kháng khuẩn, an thần.
– Ức chế các tế bào ung thư phát triển.
– Đan sâm giảm cân, làm tiêu mỡ thừa.
Huyết sâm có tác dụng gì? Huyết căn có tác dụng chữa trị các bệnh lý như mất ngủ, thiếu máu , suy nhược thần kinh,…
III – Cách sử dụng đan sâm trong điều trị bệnh
Có rất nhiều cách sử dụng hồng huyết sâm trong điều trị bệnh nhưng những cách dưới đây được sử dụng phổ biến nhất:
1. Bài thuốc đông y đan sâm
Đan sâm dược liệu được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc Đông y kết hợp với các vị thuốc khác. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y chữa bệnh từ đan sâm dưới đây:
– Bài thuốc chữa các bệnh phụ khoa và điều hòa kinh nguyệt: Cho xích sâm, ích mẫu thảo, hồng hoa và đào nhân mỗi vị 10g vào sắc lấy nước uống. Hoặc có thể kết hợp 15g đan sâm với 12g trạch lan và 8g hương phụ sắc lấy nước uống.
– Bài thuốc chữa đau bụng ở phụ nữ: Dùng 40g hồng căn, 6g sa nhân và 6g đàn hương cho vào ấm sắc lấy nước uống. Nên uống cho tới khi thấy hết đau bụng. Bạn cũng có thể dùng 20g đan sâm, 12g xích thược, 10g sa nhân, 10g nhũ hương sắc cùng nhau lấy nước uống.
– Bài thuốc chữa viêm khớp cấp tính kèm theo tổn thương tim: Sử dụng 20g đan sâm sắc cùng 20g kim ngân hoa, 16g hoàng kỳ, 16g đảng sâm, 16g bạch truật, 12g long nhan, 12g hoàng cầm, 12g hoàng bá, 8g phục linh, 8g táo nhân, 6g mộc hương và 6g viễn chí. Sắc với 700ml nước cho tới khi còn 300ml thì chia làm hai lần uống hết trong ngày.
– Bài thuốc chữa mất ngủ, ngủ không ngon, suy nhược thần kinh: Dùng Xôn đỏ, bạch thược, đại táo, huyền sâm, ngưu tất, hạt muỗng mỗi vị thuốc 16g; toan táo và dành dành mỗi vị 8g. Cho vào ấm sắc với 600ml cho tới khi còn 200ml là được. Chia làm 2 lần uống hết trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang.
2. Bột đan sâm
– Bài thuốc chữa các bệnh phụ khoa và điều hòa kinh nguyệt: Thái nhỏ 40g đan sâm khô rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng thì lấy khoảng 4g, nên kết hợp với nước mía đường hoặc rượu ấm. Mỗi ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
– Bài thuốc giảm đau thắt ngực, chữa bệnh mạch vành: Tán nhuyễn 50g huyết căn thành bột mịn rồi sau đó hoàn thành viên, trọng lượng mỗi viên khoảng 30g. Mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần uống 2 viên.
Bột đan sâm
3. Đan sâm ngâm rượu
– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1kg đan sâm khô, 1 lít rượu.
– Cách làm huyết sâm ngâm rượu: Đổ đan sâm vào bình rồi đổ rượu vào theo tỉ lệ cứ 1kg hồng huyết sâm thì đổ 1 lít rượu. Đậy kín nắp lại sau khoảng 2 tuần là có thể mang ra uống.
– Cách uống: Mỗi ngày nên uống từ 2 đến 3 lần, mỗi lần khoảng 10ml. Tốt nhất nên uống trước bữa ăn.
4. Cao đan sâm
Hiện trên thị trường có nhiều sản phẩm cao đan sâm (cao huyết sâm), tức là rễ cây đan sâm được bào chế dưới dạng cao. Bạn có thể dễ dàng tìm mua cao đan sâm ở các cửa hàng bán thuốc đông y trên toàn quốc.
Tuy nhiên, để chắc chắn mua được cao đan sâm đảm bảo chất lượng và an toàn, bạn nên tìm đến các cửa hàng chuyên bán thuốc đông y uy tín và tin cậy, đã được Bộ Y tế cấp phép hoạt động kinh doanh.
>> Xem VIDEO lý do hàng triệu người Việt Nam tin dùng HHBM Đại Bắc <<
IV – Những thắc mắc khi dùng đan sâm
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng cửu thảo cũng như một số thông tin về giá cả và địa chỉ mua thảo dược đan sâm:
1. Đan sâm giá bao nhiêu?
Giá huyết sâm bao nhiêu? Khảo sát giá bán đan sâm trên thị trường hiện nay cho thấy, giá đan sâm khô hiện dao động từ khoảng 300.000 đến 500.000 VNĐ/kg, tùy theo đơn vị cung cấp.
2. Đan sâm mua ở đâu?
Đan sâm dược liệu hiện đang được bày bán tại rất nhiều cửa hàng thuốc đông y trên toàn quốc nên các bạn có thể dễ dàng tìm mua khi có nhu cầu.
Tuy nhiên, để mua được huyết sâm đảm bảo chất lượng và độ an toàn với giá thành phù hợp, các bạn nên tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn được địa chỉ phân phối và cung cấp đan sâm uy tín, tin cậy. Tránh tình trạng mua phải đan sâm nhái, giả và kém chất lượng.
3. Lưu ý gì khi dùng đan sâm?
Không thể phủ nhận đan sâm là vị thuốc bổ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để việc sử dụng huyết căn trong điều trị bệnh hiệu quả và an toàn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Không nên tự ý sử dụng đan sâm cũng như các bài thuốc từ đan sâm khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
– Khi đã sử dụng cần tuân thủ theo đúng thời gian và liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không nên làm dụng thảo dược cao đan sâm để tránh tình trạng xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.
– Những người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong dược liệu Xôn đỏ thì không nên sử dụng.
– Tránh kết hợp đan sâm với vị thuốc Lê Lô vì hai vị thuốc này kỵ nhau sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
– Phụ nữ đang mang thai không nên dùng tử đan sâm vì rất dễ bị sinh non hoặc sảy thai.
– Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt không nên sử dụng đan sâm vì sẽ làm kéo dài chu kỳ kinh nguyệt, gây rong kinh.
– Người bị huyết áp thấp cũng không nên sử dụng hồng huyết sâm chữa bệnh vì thảo dược này có thể làm tụt huyết áp.
Chỉ nên sử dụng đan sâm chữa bệnh khi được bác sĩ chỉ định
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về đan sâm dược liệu, bạn vui lòng gọi tới Tổng đài tư vấn (miễn cước) 1800.1125 để được tư vấn.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Bình luận
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.